Hôm qua (20/01), Moscow và Tehran đã đạt được một thỏa thuận hợp tác quốc phòng mới. Đây được xem là bước tiến quan trọng trong mối quan hệ đối tác giữa lực lượng vũ trang Nga và Iran.
Nga và Cộng hòa Iran bắt đầu hợp tác kỹ thuật quân sự tích cực từ năm 1990. Tuy nhiên, hiện tại, Nga đã hạn chế các thương vụ bán vũ khí và dịch vụ quân sự cho Iran, bởi nền công nghiệp quốc phòng của Tehran mới đây được thông báo là “đã có khả năng tự cung tự cấp”.
Hôm qua (20/01), Moscow và Tehran đã đạt được một thỏa thuận hợp tác quốc phòng mới. Trong cuộc đối thoại giữa Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu Nga và người tương nhiệm phía Iran, Bộ trưởng Quốc phòng Hossein Dehghan, tại Tehran, ông Shoigu đã nhấn mạnh: “Chúng tôi rất ủng hộ việc hợp tác lâu dài và đa cấp độ với Iran, và hoan nghênh những nỗ lực của các nhà lãnh đạo Iran trong việc mở rộng quan hệ với Nga, bao gồm cả lĩnh vực quân sự quốc phòng”, Sputnik đưa tin.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu Nga
Ông Sergei Shoigu đánh giá rằng, đây là bước tiến quan trọng trong mối quan hệ đối tác giữa lực lượng vũ trang của cả hai quốc gia. “Động thái này nhằm chống lại các mối đe dọa và thách thức trong khu vực”, Bộ trưởng Quốc phòng Nga cho biết.
Từ năm 1990, hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Nga và Cộng hòa Iran bắt đầu có những chuyển biến tích cực từ. Theo nhiều nguồn tin khác nhau, Liên Xô đã cung cấp lượng vũ khí và trang thiết bị quân sự cho Iran ước tính trị giá khoảng 733 - 890 triệu USD vào cuối năm 1990.
Việc hợp tác kỹ thuật quân sự song phương giữa Moscow và Tehran được điều chỉnh theo một số thỏa thuận liên chính phủ ký kết vào các năm 1989, 1990 và 1991.
Theo các thỏa thuận này, Moscow đã cung cấp cho Tehran máy bay chiến đấu Mikoyan-Gurevich MiG-29 Fulcrum và máy bay ném bom chiến thuật Sukhoi Su-24MK, tàu ngầm điện diesel 877EKM lớp SSK Kilo (trong đó bao gồm cả việc xây dựng cơ sở neo đậu và bảo dưỡng), và hệ thống tên lửa đất đối không S-200VE Vega-E (SAM).
Thỏa thuận cũng cho phép Iran sản xuất xe tăng T-72 và xe chiến đấu bộ binh BMP-2 theo giấy phép và hướng dẫn kỹ thuật của Nga.
Máy bay ném bom chiến thuật Sukhoi Su-24MK
Trong năm 1990, Iran nhận được 14 chiếc máy bay chiến đấu MiG-29 đầu tiên của mình. Đến năm 1991, số máy bay cung cấp cho quốc gia này tăng lên, bao gồm 12 máy bay ném bom Su-24 và 20 máy bay chiến đấu MiG-29/MiG-29UB.
Từ năm 1990-1991, MiG-29 của Iran được trang bị tên lửa không đối không 350 R-27R và 576 R-60. Sáu chiếc MiG-29/MiG-29UB sau đó đã được cung cấp cho Iran vào năm 1993-1994.
Trong giai đoạn từ 1993 - 1997, Nga bàn giao khoảng 120 chiếc xe chiến đấu bộ binh BMP-và 800 tên lửa chống tăng có điều khiển 9M111. Từ 1992 - 1996, Iran nhận được 3 tàu ngầm điện - diesel 877EKM lớp SSK Kilo với tổng chi phí ước tính khoảng 750 triệu USD.
Đầu thập niên 1990, trung bình các thương vụ cung cấp vũ khí và trang thiết bị quân sự hàng năm cho Tehran ước tính khoảng 500 triệu USD và đạt khoảng 85% thị phần xuất khẩu vũ khí cho Iran.
Thế nhưng, quan hệ hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Moscow và Tehran bị đảo chiều vào năm 1995.
Ngày 30/6/1995, Thủ tướng Nga Viktor Chernomyrdin và Phó Tổng thống Al Gore đã ký kết một biên bản ghi nhớ cam kết. Theo đó, Nga sẽ cắt giảm việc ký thêm các hợp đồng bán vũ khí thông thường cho Iran. Bản ghi nhớ này cũng buộc Nga phải “thanh lý” những hợp đồng còn giá trị vào cuối năm 1999.
Thủ tướng Nga Viktor Chernomyrdin và Phó Tổng thống Al Gore
Việc không thể hoàn thành tất cả các điều kiện trong những hợp đồng đã ký kết với Tehran vào “hạn chót” 31/12/1999 (theo yêu cầu của bản ghi nhớ giữa Nga và Mỹ) khiến Moscow bị thâm hụt khoảng 2 triệu USD.
Ngoài ra, bản ghi nhớ còn thêm điều kiện bổ sung: yêu cầu Nga phải chấm dứt bàn giao các bộ phận và trang thiết bị thay thế cho những vũ khí và thiết bị quân sự đã bán cho Iran.
Đầu năm 2000, Tehran một lần nữa thể hiện mong muốn khôi phục các thương vụ vũ khí với Moscow. Thế nhưng, thỏa thuận ghi nhớ giữ Nga và Mỹ năm 1995 đã ngăn cản khả năng thực hiện việc này.
Để giải quyết việc này, tháng 11/2000, Nga chính thức thông báo cho Mỹ rằng Moscow sẽ bãi bỏ hiệu lực của bản ghi nhớ năm 1995 vào ngày 01/12/2000.
Tháng 12/2001, Nga và Iran đã ký kết một thỏa thuận hợp tác kỹ thuật quân sự trong chuyến thăm chính thức Moscow của Bộ trưởng Quốc phòng Iran. Văn bản đã thiết lập một cơ cấu chính thức và hợp pháp về việc hợp tác cung cấp vũ khí và trang thiết bị quân sự lâu dài giữa hai quốc gia.
Khởi đầu thiên niên kỷ mới, Iran là quốc gia nhập khẩu lớn thứ tư về hàng hóa quân sự (chiếm 6,1%) từ Rosvooruzheniye - nhà xuất khẩu vũ khí lớn của Nga, sau Trung Quốc, Ấn Độ, và Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE).
(Còn tiếp)