Học hỏi nghệ nhân Lưu Quang Hưởng cách bón phân vá tưới nước cho Bonsai

PV| 11/05/2021 14:05
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Được mệnh danh là nghệ nhân có bàn tay vàng trong làng chơi cây kiểng, anh Lưu Quang Hưởng hướng dẫn kỹ thuật bón phân và tưới nước cho bonsai.

Trồng cây cảnh không chỉ là thú chơi mà đối với nhiều người đó là một nghề mang lại thu nhập.

Sinh ra và lớn lên tại Bắc Ninh, anh Lưu Quang Hưởng vốn là một doanh nhân với nhiều mảng đầu tư trong xây dựng mang lại nhiều thành công. Thế nhưng, niềm đam mê với cây kiểng trong anh chưa bao giờ cạn, chính vì vậy, sau một thời gian tìm hiểu và tích lũy kiến thức kinh nghiệm trong kỹ thuật trồng và chăm sóc bonsai, anh Lưu Quang Hưởng đã quyết định dành toàn bộ thời gian và tiền bạc vào đầu tư kinh doanh ngành sinh vật cảnh độc đáo này. Những tác phẩm bonsai từ nhà vườn Nam Sông Thương rộng hàng ngàn m2 của anh Hưởng luôn nhận được sự yêu thích từ đông đảo cộng đồng trong giới.

Anh Hưởng (bìa trái) và khách bên vườn lan của mình

Theo anh Lưu Quang Hưởng, trồng cây cảnh tuy không khó nhưng lắm công phu và đòi hỏi nhiều kinh nghiệm. Hãy cùng tìm hiểu một vài kỹ thuật cơ bản trong nghệ thuật cây cảnh từ kinh nghiệm thực chiến của anh Hưởng.

Đất trồng cây cảnh

Một trong những tác phẩm bonsai đẹp mắt tại vườn Nam Sông Thương của nghệ nhân Lưu Quang Hưởng

Anh Hưởng cho biết, đất trồng cây cảnh bonsai chủ yếu là các loại đất phù sa đóng lại sau mỗi đợt lũ lụt hoặc đất ruộng sau khi gặt hái xong vì giàu dinh dưỡng và rất tơi xốp. Tùy thuộc vào vùng miền mà sẽ có các loại đất trồng cây cảnh khác nhau, ví dụ trong miền nam, thường dùng xơ dừa, trấu trộn với cát và đất phù sa. Công thức này giúp cây thoát nước rất tốt ít bị ngập úng tuy nhiên chất dinh dưỡng rất ít cần bổ sung thêm nhiều phân bón.

Tưới nước cho cây cảnh

Một trong những tác phẩm bonsai đẹp mắt tại vườn Nam Sông Thương của nghệ nhân Lưu Quang Hưởng

Cây cảnh trồng trong chậu lượng đất ít hơn và việc giữ nước cũng kém hơn cây trồng ngoài đất cho nên phải tưới nước thường xuyên hơn. Cây cảnh nói chung có loại cây ưa nước nhưng cũng có loại cây ít chịu nước. Vì vậy liều lượng tưới cần căn cứ vào điều kiện sinh trưởng của từng loại và điều kiện khí hậu. Kinh nghiệm của anh Hưởng chia sẻ, nước tưới cây cảnh nên chọn nước sông, suối, ao hồ… giàu dinh dưỡng nên tưới nước vào buổi sáng hoặc chiều mát. Tưới đẵm cho cây no nước, tránh tưới nhiều lần trong ngày dễ khiến cây bị thối rễ. Có nhiều nghệ nhân sử dụng nước vo gạo để vài ngày cho chua rồi tưới cho cây cảnh rất tốt cho cây.

Ánh sáng cho cây cảnh

Một trong những tác phẩm bonsai đẹp mắt tại vườn Nam Sông Thương của nghệ nhân Lưu Quang Hưởng

Đa số các loại cây cảnh bonsai là cây ưa nắng nhiều người mang cây vào trong nhà để vài ngày thấy cây vàng lá và có hiện tượng rụng lá. Anh Hưởng chia sẻ mỗi ngày nên phơi nắng cây ít nhất 3 tiếng, những cây như linh sam, bông trang rất thích ánh nắng trực tiếp càng nhiều nắng cây càng ra nhiều hoa.

Với điều kiện ánh sáng, nhiệt độ ở từng miền có thú chơi cây cảnh khác nhau như miền bắc có mùa đông lạnh ánh sáng yếu thích hợp chơi các loại cây: sanh, si, đa, lộc vừng, tùng la hán…Miền nam và miền trung mưa và nhiều ánh sáng hơn nên thích hợp trồng linh sam, bông trang, sam núi…

Phân bón

Loại phân tốt nhất cho cây là phân hữu cơ, ở các nhà vườn các loại phân chuồng, phân xanh được ủ qua 2 lần một lần ủ hoai và một lần phơi nắng. Ngoài ra có thể sử dụng phân vô cơ NPK tuy nhiên lượng vừa đủ nên bón loãng gấp đôi với liều lượng ghi trên bao bì. Nghệ nhân Lưu Quang Hưởng cũng lưu ý không nên bón phân vô cơ khi mùa đông không bón khi cây bị rụng lá hoặc đang ra lá non. Nên bón phân khi trời ấm và sau khi mưa là tốt nhất.

Một góc nhà vườn Nam Sông Thương của anh Hưởng

Uốn cây cảnh

Một cây có đẹp hay không phụ thuộc vào cách tạo dáng của nghệ nhân, có thể cắt giật nhiều lần đến khi vừa ý thì thôi. Các thế cơ bản của bonsai như: dáng trực lắc, dáng bay, dáng thác đổ, dáng quái, dáng gió lùa….

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Học hỏi nghệ nhân Lưu Quang Hưởng cách bón phân vá tưới nước cho Bonsai