Đây là chuyến đi thứ hai của Hoa hậu Ngọc Hân tới thăm Phước Tích, làng cổ có tuổi đời 500 năm bên dòng Ô Lâu hiền hòa, lãng mạn.
Dù vậy “nàng Hậu” Ngọc Hân vẫn không khỏi xao xuyến khi ngắm nhìn vẻ đẹp của nơi đây.
Hoa hậu Ngọc Hân đã lọ mọ mất hai ngày mới hoàn thiện xong tác phẩm này. Và khi cầm cọ vẽ, cô lại nhớ thời sinh viên
Còn nhớ, Ngọc Hân lần đầu tiên đặt chân tới Phước Tích vào đúng những ngày mưa rả rích, buồn đúng chất Huế. “Trời mưa và rét, nước sông ngấp nghé lề đường, con sông Ô Lâu hiền hòa lững lờ chảy hôm nào giờ đục ngầu, cuồn cuộn trôi...ai cũng ướt lóp ngóp, nhưng đều cảm thấy phấn chấn vì bước vào những thử thách mới. Đoàn chúng tôi nhiệt tình là vậy nhưng những người dân ở đây còn nhiệt tình nồng hậu hơn, chúng tôi đi đến đâu cũng được chào đón vui vẻ, họ tự hào kể về lịch sử làng, lịch sử ghề gốm. Trời mưa, gió rét vậy nhưng vợ chồng anh Hiền, chủ một lò gốm trong làng vẫn dẫn đoàn đi thăm quan trong làng; đi thăm cây thị hơn 500 năm tuổi, nơi có miếu thờ linh thiêng, gìn giữ niềm tin bình yên cho cả làng...”- Ngọc Hân kể.
Cũng như lần đầu, lần thứ hai này Ngọc Hân vẫn bị hớp hồn bởi những mái nhà cổ bình yên, những hàng chè tàu thẳng tắp và những bức bình phong trầm mặc rêu phong phủ đầy, con đường mòn lát gạch mộc mạc…Tất cả những yên bình, cồ kính đó đã khiến người con gái vốn sinh ra ở đất cảng Hải Phòng có cảm giác như lọt vào xứ cổ tích xưa, hoa dại nở ven đường và những vườn mai đại thụ. Ngọc Hân nói: “Tôi dám khẳng định đây là một trong những ngôi làng cổ đẹp nhất Việt Nam, nếu có dịp đến Huế thì nhất định đây là một trong những điểm các bạn nên ghé qua”.
Nụ cười hạnh phúc khi hoàn thành gần xong tác phẩm ưng ý
Một nhà thiết kế đang tỷ mỉ
Làng Phước Tích không chỉ nổi tiếng về những ngôi nhà, vườn cây mà còn có nghề gốm cổ. Là Hoa hậu duy nhất trong đoàn các NTK tới Phước Tích, Ngọc Hân bị các sản phẩm gốm ở đây mê hoặc suốt mấy ngày mải miết với gốm để chuẩn bị cho chương trình Festival Nghề truyền thống Huế diễn ra vào ngày 28/4/2017 sắp tới.
Được biết, "đề tài" của BTC Festival Nghề truyền thống Huế năm nay yêu cầu các sản phẩm phải có dấu ấn Huế và lựa chọn của Ngọc Hân là hoa văn cổ của Huế. Công việc thiết kế, chuốt, vẽ từng họa tiết tỉ mỉ trên gốm không hề đơn giản nhưng mọi người trong đoàn cũng như Ngọc Hân đều vô cùng hào hứng.
“Hoàn thiện được một sản phẩm, mong chờ đến lúc được trưng bày tại Festival Nghề truyền thống Huế thật sự rất háo hức, Hân xin hẹn gặp lại mọi người tại Huế từ 28/4-2/5/201 với thật nhiều những chương trình hấp dẫn”, Ngọc Hân chia sẻ.
Hoa văn cổ trong cuốn sách Hoa văn Cung đình Huế là nguồn cảm hứng cho Ngọc Hân hoàn thành tác phẩm của mình
Cận cảnh tác phẩm của Ngọc Hân
Một đồng nghiệp khác của Ngọc Hân cũng đang chăm chút cho tác phẩm của mình
Nhìn từ ngôi nhà ở xứ Huế mộng mơ
Festival nghề truyền thống Huế 2017 với chủ đề "Tinh hoa nghề Việt" diễn ra từ ngày 28/4 đến ngày 2/5/2017, là nơi quy tụ tinh hoa từ những làng nghề, cơ sở nghề nổi tiếng trong cả nước. Đến thời điểm này, đã có 41 cơ sở nghề, làng nghề truyền thống Huế và 20 cơ sở nghề, làng nghề tiêu biểu, đặc sắc trong cả nước đăng ký tham gia. Bên cạnh những làng nghề nổi tiếng tiếp tục đồng hành cùng Festival nghề truyền thống Huế 2017 như làng gốm Bát Tràng (Hà Nội), làng mộc Đồng Kỵ (Bắc Ninh), Dệt lanh thổ cẩm truyền thống Hà Giang, Đậu bạc làng Định Công (Hà Nội), làng dệt lụa Hội An, làng dệt thổ cẩm Chăm Mỹ Nghiệp - Ninh Thuận, một số làng nghề mới đã đăng ký tham gia Festival nghề truyền thống Huế lần thứ VII như làng dệt đũi, tơ tằm xã Nam Cao, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình và gốm Mỹ Thiện (Quảng Ngãi). |