Văn hóa- Thể thao

Hỗ trợ thiết bị đọc sách cho người khiếm thị

Kim Sáng 20/04/2024 - 08:28

Nhiều người khiếm thị thuộc Hội người mù TP Thủ Đức được hỗ trợ không gian sách và thiết bị đọc sách. Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm đáp ứng nhu cầu và mong mỏi của người khiếm thị trong việc tiếp cận, tìm hiểu, học hỏi tri thức qua sách.

Đó là một trong những hoạt động nổi bật tại Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 năm 2024 tại TP Thủ Đức, TP.HCM vào tối 19/4 do Thành ủy – HĐND – UBND – Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Thủ Đức tổ chức.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND TP Thủ Đức Nguyễn Kỳ Phùng chia sẻ, văn hóa đọc là một hoạt động văn hóa, là cách tiếp cận những tri thức, thông tin, tinh hoa văn hóa nhân loại thông qua sách báo, tài liệu.

z5364236935674_828643a67cb14f1e21d409fb8ead2154.jpg
Phó Chủ tịch UBND TP Thủ Đức Nguyễn Kỳ Phùng phát biểu khai mạc.

Nó có ý nghĩa to lớn trong việc phổ cập, nâng cao kiến thức cho người dân trong cuộc sống, lao động, làm việc và học tập, bên cạnh đó còn giúp hoàn thiện kỹ năng, những giá trị chuẩn mực nhân cách, đạo đức của mỗi người dân TP Thủ Đức.

Ông Nguyễn Kỳ Phùng nhấn mạnh, với mục tiêu phát triển TP Thủ Đức trở thành đô thị thông minh, sáng tạo thì phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng là việc hết sức quan trọng để góp phần phát triển thành phố trong tương lai.

z5364236925788_ba4c073ad70461858a4754227d78f160.jpg
Lãnh đạo thực hiện nghi thức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 năm 2024.

"Năm 2024, cùng với thông điệp: “Sách hay cần bạn đọc”; “Sách quý tặng bạn”, “Tặng sách hay - Mua sách thật”, “Sách hay: Mắt đọc - Tai nghe”, TP Thủ Đức đã chỉ đạo các đơn vị phối hợp, hỗ trợ, góp sức xây dựng hoạt động Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam nhằm tuyên truyền về thói quen đọc sách, yêu quý sách và nâng cao nhận thức của người dân về Văn hóa đọc", ông Nguyễn Kỳ Phùng nói.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP Thủ Đức, cốt lõi của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam không chỉ là giới thiệu sách hay một chuỗi lễ hội sách đơn thuần, mà còn là nỗ lực xây dựng một thói quen đọc sách, nâng cao nhận thức của mỗi cá nhân chúng ta về tầm quan trọng của sách và giá trị của kiến thức mà chúng ta có thể nhận được từ sách.

z5364237054588_9c76b190741d890b98a1cd2c30cbdf88.jpg
Hỗ trợ không gian sách, thiết bị đọc sách cho người khiếm thị.

Đó còn là mong muốn gửi gắm tình yêu dành cho sách vào mỗi tủ sách gia đình, mỗi bước chân của trẻ em đến trường, mỗi hành trình của chúng ta khi sống, lao động và học tập.

"Khi gắn bó sách, văn hóa đọc với đời sống thường ngày, chúng ta đã góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng văn hóa, chấn hưng văn hóa của dân tộc, nâng cao dân trí, góp phần phát triển TP Thủ Đức thân yêu thành đô thị thông minh, đáng sống", ông Nguyễn Kỳ Phùng cho hay.

Trong khuôn khổ Lễ khai mạc, Ban Tổ chức nhận đã hỗ trợ không gian sách, thiết bị đọc sách cho người khiếm thị thuộc Hội người mù TP Thủ Đức.

z5364237043345_9aecf130c3707d574693812d48b4bb12.jpg
Các bạn trẻ đọc sách tại ngày hội.

Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm đáp ứng nhu cầu và mong mỏi của người khiếm thị trong việc tiếp cận, tìm hiểu, học hỏi tri thức qua sách.

Đồng thời truyền đi thông điệp của lòng nhân ái, của sự sẻ chia, của niềm tin, sự thấu hiểu và bằng hành động để “không ai bị bỏ lại phía sau”.

z5364236970039_5ae47ae8826df75831d240141be205c0.jpg
Lan tỏa văn hóa đọc thông qua ngày hội.

Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo phong trào thành phố đã tặng 10 “Tủ sách Bác Hồ” cho 10 Ban Chỉ đạo phong trào phường đăng ký xây dựng không gian văn hóa – đô thị văn minh gắn với xây dựng đời sống văn hóa cơ sở tại Nhà trọ Văn hoá trong năm 2024.

Đường sách TP Thủ Đức chính thức đi vào hoạt động từ tháng 12/2023, được kỳ vọng sẽ làm mới cảnh quan của địa phương, góp phần thúc đẩy văn hóa đọc sách của người dân, đồng thời trở thành điểm kích cầu du lịch của thành phố.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hỗ trợ thiết bị đọc sách cho người khiếm thị