Hệ thống vệ sinh an toàn giúp nâng cao sức khỏe toàn dân và chống lại biến đổi khí hậu

Minh Anh| 02/12/2020 15:05
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Lũ lụt, hạn hán và mực nước biển dâng cao đang đe dọa các hệ thống vệ sinh cơ bản của con người - từ nhà vệ sinh đến bể tự hoại đến các nhà máy xử lý nước thải. Hệ thống vệ sinh đảm bảo là nhu cầu cơ bản cho con người, giúp chống chọi với biến đổi khí hậu, giữ cho cộng đồng khỏe mạnh và duy trì các hoạt động kinh tế xã hội.

Biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng

Hệ thống vệ sinh bền vững cũng có thể tái sử dụng chất thải để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp an toàn và góp phần giảm thiểu, thu hồi khí thải để tạo ra nguồn năng lượng xanh hơn.

Ngày Nhà vệ sinh Thế giới năm nay được Liên Hợp Quốc lựa chọn chủ đề là “Hệ thống vệ sinh bền vững và Biến đổi Khí hậu” nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của nhà vệ sinh/ hệ thống vệ sinh đối với cuộc sống con người và môi trường. Đồng thời, nâng cao nhận thức của 4,2 tỷ người hiện nay đang sống trong điều kiện không được tiếp cận với hệ thống vệ sinh được quản lý an toàn.

ve2.jpg
Hệ thống vệ sinh đảm bảo là nhu cầu cơ bản cho con người, giúp chống chọi với biến đổi khí hậu, giữ cho cộng đồng khỏe mạnh và duy trì các hoạt động kinh tế xã hội.

Theo đó, các hoạt động của Liên Hợp Quốc hưởng ứng ngày Nhà vệ sinh Thế giới năm 2020 sẽ tập trung nhấn mạnh các hành động thiết thực để giải quyết cuộc khủng hoảng vệ sinh toàn cầu để đạt được Mục tiêu Phát triển Bền vững số 6 “Nước và vệ sinh cho tất cả mọi người vào năm 2030”.

Nhà vệ sinh và mối liên quan đến biến đổi khí hậu

Tác động của biến đổi khí hậu đe dọa đến các hệ thống vệ sinh - từ nhà vệ sinh đến các bể tự hoại và nhà máy xử lý nước thải. Ví dụ, nước lũ có thể làm hỏng nhà vệ sinh và lan truyền chất thải của con người vào nguồn cấp nước, từ đó gây ô nhiễm đến các loại cây trồng, cây lương thực và nhà của người dân.

Những sự cố này, ngày càng trở nên thường xuyên hơn khi biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng, gây ra các tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng và làm suy thoái môi trường.

Hệ thống nhà vệ sinh an toàn bảo vệ sức khỏe

Hiện có 4,2 tỷ người sống trong điều kiện không được tiếp cận với hệ thống vệ sinh an toàn. Thay vào đó, họ thường sử dụng các loại nhà vệ sinh không đảm bảo vệ sinh, không đủ tiêu chuẩn hoặc không có nhà vệ sinh. Chất thải của con người không được xử lý sẽ ra ngoài môi trường và làm lây lan các bệnh tật ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của con người.

Hệ thống vệ sinh bền vững, kết hợp với cơ sở vật chất và kiến thức thực hành vệ sinh tốt là biện pháp bảo vệ vững chắc chống lại đại dịch COVID-19 đang hoành hành hiện tại và các đợt bùng phát dịch bệnh trong tương lai.

Yêu cầu của một hệ thống vệ sinh bền vững

Trên toàn cầu hiện nay có khoảng 80% lượng nước thải sinh hoạt thải ra mà không được xử lý hoặc tái sử dụng. Vệ sinh bền vững bắt đầu với một nhà vệ sinh thu gom hiệu quả chất thải của con người trong điều kiện, môi trường an toàn, dễ tiếp cận và cẩn thận.

ve.jpg
Tác động của biến đổi khí hậu đe dọa đến các hệ thống vệ sinh - từ nhà vệ sinh đến các bể tự hoại và nhà máy xử lý nước thải.

Chất thải sau đó được lưu trữ trong một bể chứa, được dịch vụ thu gom đổ đi sau đó hoặc vận chuyển đi bằng đường ống dẫn nước thải, chất thải. Giai đoạn tiếp theo là xử lý và thải bỏ an toàn. Có thể tái sử dụng một cách an toàn chất thải của con người giúp tiết kiệm nước, giảm thiểu và thu hồi khí thải nhà kính để sản xuất năng lượng và có thể cung cấp cho nông nghiệp một nguồn nước và chất dinh dưỡng đáng tin cậy.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hệ thống vệ sinh an toàn giúp nâng cao sức khỏe toàn dân và chống lại biến đổi khí hậu