Hà Nội: Hàng hoá đầy ắp kệ siêu thị, người dân thong dong chọn mua

Hoàng Hải| 19/07/2021 13:26
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Trái với cảnh chen chúc tối qua, sáng nay (19/7), tại các siêu thị lớn trên địa bàn TP Hà Nội, các mặt hàng thiết yếu dồi dào, đầy ắp kệ, người dân thong dong chọn mua, không lo hết hàng.

Hết cảnh chen chúc

Từ chiều và tối qua 18/7, ngay sau khi UBND TP Hà Nội ban hành Công điện về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, yêu cầu người dân chỉ ra đường khi thực sự cần thiết… không ít người tỏ ra lo lắng, đã rồng rắn kéo nhau tới các siêu thị, trung tâm thương mại, các cửa hàng tiện lợi để tích trữ hàng hoá, thực phẩm. Điều này không chỉ dẫn tới tình trạng hết hàng cục bộ, mà ảnh hưởng không nhỏ tới công tác phòng, chống dịch.

20210719_102151.jpg
20210719_102221.jpg
Các mặt hàng tươi sống như thịt, cá... đầy ắp kệ Big C Thăng Long.

Tới sáng nay 19/7, tại các siêu thị lớn, trung tâm thương mại, chợ dân sinh… hàng hóa, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu đã được bổ sung đầy ắp kệ, lượng người mua thưa thớt, thậm chí còn vắng hơn cả ngày bình thường.

Ghi nhận của phóng viên Báo Công lý tại Big C Thăng Long (quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) cho thấy, các mặt hàng tươi sống như thịt gà, thịt lợn, hải sản… tối qua hết hàng, sáng nay đã được bổ sung đầy ắp. Các mặt hàng khác như rau, củ, quả cũng vô cùng phong phú, đa dạng, giá cả không có biến động. Lượng người mua sắm tại siêu thị thưa thớt, nhiều quầy thanh toán không có người thanh toán, nhân viên siêu thị liên tục phải gọi loa để người dân biết, tránh phải xếp hàng tại các quầy đang có người thanh toán.

20210719_110104.jpg
Big C Thăng Long không còn cảnh xếp hàng chờ thanh toán như tối qua. 

Tại Trung tâm thương mại Aeon Mall (quận Hà Đông, TP Hà Nội), lượng người mua sắm vắng; hàng hóa phong phú, đa dạng. Trao đổi với phóng viên, chị Nguyễn Huyền My (26 tuổi, trú tại huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) cho biết: "Tối qua, ngay sau khi nghe tin UBND TP Hà Nội có công điện khẩn về phòng, chống dịch, tôi đã bảo chồng chở ra Aeon Mall Hà Đông mua một ít thực phẩm nhưng anh từ chối. Anh bảo hàng hóa ở mình có thiếu đâu mà phải mua tích trữ. Đi rồi chen chúc, rồi mang bệnh về nhà. Tối qua thấy nhiều người chia sẻ thông tin về cảnh người dân rồng rắn đi mua hàng, tôi chỉ biết thốt lên 2 từ “kinh khủng”. Nếu một người trong đó nhiễm Covid-19, sẽ rất vất vả cho lực lượng chức năng trong công tác truy vết, xét nghiệm…”.

Trong khi đó, chị Nguyễn Thị Chung (50 tuổi, trú tại quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) sau khi ra siêu thị, thấy hàng hoá đầy ắp kệ, đã gọi điện huỷ đặt mua trứng và rau từ người nhà dưới quê. Chị Chung bảo: |Ban đầu nghe tin Hà Nội yêu cầu người dân chỉ ra đường trong trường hợp thực sự cần thiết, tôi khá hoang mang, lo lắng hết thực phẩm nên gọi điện về quê đặt mua một ít trứng và rau. Lúc này, con trai tôi nói Hà Nội thiếu gì mà phải đặt mua tận dưới quê, tôi còn mắng nó lo không thừa. Nhưng sáng nay đi siêu thị thấy hàng hoá đầy ắp kệ, tôi thấy mình đúng là lo thừa thật".

Bảo đảm đủ hàng hóa trong mọi tình huống

Trả lời chí sáng 19/7, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng khuyến cáo người dân không nên mua gom hàng hóa, chỉ cần mua đủ dùng, vì các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích, chợ dân sinh vẫn được phép hoạt động và thành phố đã tăng từ 30-50% lượng hàng thiết yếu phục vụ người dân.

20210719_105834.jpg
Aeon Mall Hà Đông vắng khách. 

Trước thời điểm giãn cách, Sở Công Thương TP Hà Nội cũng đã phát đi thông báo, khẳng định: Sở đã chủ động triển khai các phương án phục vụ bảo đảm nguồn cung đối với các nhóm hàng nhu yếu phẩm phục vụ đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân theo các cấp độ diễn biến của dịch Covid-19, trong đó tập trung chỉ đạo các doanh nghiệp tăng cường dự trữ, khai thác hàng hoá thiết yếu, đảm bảo nguồn cung khi dịch lây lan mạnh trên địa bàn thành phố, đồng thời có phương án điều tiết, bảo đảm lưu thông hàng hoá giữa các tỉnh, thành phố trên cả nước, tránh đứt, gãy chuỗi cung ứng, đảm bảo sẵn sàng hàng hóa phục vụ nhân dân và phục vụ cho các địa phương có khu vực cách ly của thành phố.

20210719_105948-1-.jpg
Nhân viên Aeon Mall Hà Đông sơ chế cá hồi.

Bên cạnh đó, TP Hà Nội đã tổ chức hoạt động liên kết vùng và hỗ trợ quảng bá, kết nối cung – cầu hàng hóa giữa TP Hà Nội và các tỉnh, thành phố, hỗ trợ kết nối tiêu thụ gần 200.000 tấn nông sản, trái cây, thuỷ hải sản, gia súc, gia cầm cho các tỉnh, thành phố (Hải Dương, Sơn La, Bắc Giang, Quảng Ninh, Bắc Kạn và một số tỉnh phía Nam). Chỉ đạo các quận nội thành thống nhất, lựa chọn 24 địa điểm để giới thiệu các tỉnh, thành phố tổ chức điểm bán nông sản mùa vụ các tỉnh, thành phố tại Hà Nội.

Vẫn theo Sở Công Thương, hiện nay, trên địa bàn thành phố có 459 chợ, 28 trung tâm thương mại, 123 siêu thị, 1.800 cửa hàng tiện ích, 141 chuỗi, 2.382 điểm bán hàng hóa bình ổn giá, hàng chục nghìn cửa hàng tạp hoá… phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân trên địa bàn. Để phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19, thành phố đã rà soát bố trí sẵn sàng 1.920 địa điểm tại các quận, huyện đã bố trí làm kho dự trữ hàng, các điểm bán hàng lưu động khi cần thiết. Vì vậy, trong bất kỳ tình huống nào các hàng hoá cũng bảo đảm đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân kể cả khu nhu cầu mua sắm tăng cao, không để xảy ra thiếu hàng.

Dưới đây là một số hình ảnh phóng viên Báo Công lý ghi nhận tại Big C Thăng Long và Aeon Mall Hà Đông vào sáng 19/7:

20210719_102737.jpg
20210719_102709.jpg
20210719_102958.jpg
20210719_103010.jpg
20210719_102945.jpg
20210719_105908.jpg
20210719_105834.jpg
20210719_105851.jpg
20210719_105929.jpg
20210719_105939-1-.jpg
20210719_110048.jpg
20210719_110040.jpg
20210719_105948.jpg
20210719_110122.jpg
20210719_105939.jpg
20210719_110104.jpg
20210719_102529.jpg
20210719_102700.jpg
20210719_102358.jpg
20210719_102233.jpg
20210719_102221.jpg
20210719_102338.jpg
20210719_102110.jpg
20210719_102151.jpg
20210719_102637.jpg
20210719_110133.jpg
20210719_110033.jpg
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội: Hàng hoá đầy ắp kệ siêu thị, người dân thong dong chọn mua