Hà Nội chuẩn bị 3 túi thuốc cho F0 điều trị tại nhà

Thảo Nguyên| 05/12/2021 20:30
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Hà Nội quyết định điều trị tại nhà cho F0 không có triệu trứng và triệu trứng nhẹ, việc chuẩn bị các túi thuốc là cần thiết.

Từ đầu đợt dịch thứ tư (từ ngày 29/4) tới nay, địa bàn Hà Nội ghi nhận tổng số 13.172 ca trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 5.212 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 7.960 ca.

Tính riêng 7 ngày gần đây, mỗi ngày Hà Nội ghi nhận trung bình trên 470 F0 với số F0 cộng đồng tương đối lớn.

Trước những diễn biến phức tạp về tình hình dịch bệnh, đáp ứng số F0 tăng nhanh, mới đây, UBND TP Hà Nội đã ban hành phương án cách ly, quản lý, theo dõi, khám và điều trị tại nhà đối với người nhiễm Covid-19 trên địa bàn.

tuithuoc.jpeg
Nhân viên y tế sẽ tiến hành phát các thuốc này tùy theo điều kiện thực tế và triệu chứng của từng bệnh nhân Covid-19.

Theo hướng dẫn, trong chế độ sinh hoạt hàng ngày, F0 nên nghỉ ngơi, vận động thể lực nhẹ (phù hợp với tình trạng sức khỏe). Tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày, uống nước thường xuyên, không đợi đến khi khát mới uống nước, không bỏ bữa. Tăng cường dinh dưỡng: ăn đầy đủ chất, ăn trái cây, uống nước hoa quả... và suy nghĩ tích cực, duy trì tâm lý thoải mái. 

Tự theo dõi sức khỏe và điền thông tin vào phiếu theo dõi sức khỏe 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều hoặc khi có các dấu hiệu, triệu chứng cần chuyển viện cấp cứu. Các chỉ số quan trọng như nhịp thở, mạch, nhiệt độ, SpO2 và huyết áp.

Đối với người lớn sốt trên 38,5 độ C hoặc đau đầu, đau người nhiều cần uống mỗi lần một viên thuốc hạ sốt như paracetamol 0,5 g, có thể lặp lại mỗi 4 đến 6h, ngày không quá 4 viên, uống oresol hoặc có thể dùng uống thay nước.

Đối với trẻ em sốt trên 38,5°C, uống thuốc hạ sốt như paracetamol liều 10 15mg/kg/lần, có thể lặp lại mỗi 4 đến 6h, ngày không quá 4 lần.

Nếu sau khi dùng thuốc hạ sốt 2 lần không đỡ, người bệnh cần thông báo ngay cho cơ sở quản lý người mắc Covid-19 tại nhà để phối hợp xử lý.

Những dấu hiệu trở nặng cần liên hệ y tế ngay, gồm khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường: thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào. Nhịp thở tăng, ở người lớn >21 lần/phút; trẻ từ 1 đến dưới 5 tuổi > 40 lần/phút; trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi > 30 lần/phút. SpO2 < 95% (nếu có thể đo), mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc dưới 50 lần/phút...

Một số dấu hiệu khác như đau thắt ngực, khó thở khi vận động; không thể nói đủ câu; lẫn lộn về thời gian, địa điểm; da xanh môi nhợt; 

Công tác khám, chữa bệnh tại nhà thực hiện bởi trạm y tế lưu động hoặc đội y tế lưu động. Cụ thể, căn cứ vào số ca mắc và khu vực có ca mắc trên địa bàn phường, xã, địa phương sẽ thành lập các trạm y tế lưu động hoặc đội y tế lưu động, sẵn sàng hỗ trợ cấp cứu cho người bệnh tại nhà. 

Có 3 túi thuốc dành cho F0 không triệu chứng hoặc triệu chứng mức độ nhẹ đủ điều kiện cách ly tại nhà (chỉ dùng cho người lớn trên 18 tuổi). Cụ thể:

Túi thuốc A dành cho F0 không triệu chứng hoặc triệu chứng mức độ nhẹ. Các thuốc trong túi thuốc A gồm Paracetamol 500mg (28 viên), người bệnh uống 1 viên khi sốt trên 38 độ C, có thể lặp lại mỗi 4 giờ đến 6 giờ nếu vẫn còn sốt. Vitamin (đa sinh tố, vitamin C 14 viên), người bệnh uống ngày 2 lần vào sáng và chiều. 

Nếu người bệnh sốt cao liên tục trên 2 ngày thì liên hệ ngay Trạm Y tế lưu động để được hỗ trợ.

Túi thuốc B dành cho F0 có triệu chứng sớm của suy hô hấp (cảm giác khó thở và/hoặc nhịp thở trên 20 lần/phút/hoặc SpO2 dưới 95%, nếu có) và chưa liên hệ được nhân viên y tế để được hướng dẫn, hỗ trợ. 

Các thuốc trong túi thuốc B gồm: Methylprednisolone 16mg 14 viên, uống ngày 2 lần vào sáng và chiều (giữa 2 lần uống cách nhau 12 giờ, uống sau khi ăn); Rivaroxaban 10mg 7 viên, người bệnh uống ngày 1 lần vào buổi sáng. 

Túi thuốc B thời gian sử dụng tối đa là 7 ngày và không sử dụng thuốc nếu đang có thai, cho con bú hoặc có một trong các bệnh về dạ dày, bệnh gan, bệnh thận hay dễ chảy máu.

Túi thuốc C là thuốc kháng virus Molnupiravir 400mg 20 viên (uống ngày 2 lần, sáng 2 viên và chiều 2 viên, uống trong 5 ngày); hoặc Molnupiravir 200mg 40 viên (uống ngày 2 lần, sáng 4 viên, chiều 4 viên uống trong 5 ngày).

Trước đó, Hà Nội đã công bố phương án tổ chức điều trị đáp ứng 100.000 ca bệnh.

Lãnh đạo TP cho hay, nếu xuất hiện 30.000 ca bệnh trở lên, Hà Nội sẽ chia ra 4 cấp độ điều trị cho các F0.

Trong đó, bệnh viện TP cấp độ 1; bệnh viện tuyến quận, huyện cấp độ 2; trung tâm y tế xã, phường, thị trấn cấp độ 3; cấp độ 4 là điều trị tại nhà.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội chuẩn bị 3 túi thuốc cho F0 điều trị tại nhà