FBI cảnh báo loạt phần mềm sao chép có thể chứa mã độc

PV| 28/09/2013 10:22
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Trung tâm điều phối sở hữu trí tuệ quốc gia (IPR) — với FBI là đối tác chính — đưa ra cảnh báo công dân Mỹ về khả năng bị đánh cắp toàn bộ dữ liệu.

Kinh nghiệm thu được cho thấy tuyên bố trên là đúng, dựa trên 2 khía cạnh: từ khiếu nại trung tâm đã nhận được và dựa trên các kết quả điều tra do trung tâm đã thực hiện. Điều này cũng được thẩm định bởi các  nghiên cứu chuyên sâu cho ngành công nghiệp, với kết quả chỉ ra số lượng ngày càng tăng của phần mềm được cài đặt trên máy tính trên toàn thế giới, bao gồm nước Mỹ, là vi phạm bản quyền và những phần mềm này thường chứa mã độc.

Như đã chỉ ra phía trên, phần mềm vi phạm bản quyền có thể được đưa ra từ những người bán không rõ nguồn gốc và thậm chí chia sẻ từ mạng. Đĩa vật lý có thể được mua từ các trang web đấu giá trực tuyến, hoặc những trang web kém uy tín, và đôi khi từ các cửa hàng trên phố và ki-ốt. Phần mềm giả mạo có thể cũng xuất hiện trên các máy tính có cài đặt sẵn phần mềm từ nước ngoài, theo yêu cầu của người mua trực tuyến và sau đó chuyển vào Mỹ. Khởi điểm, những phần mềm này có thể làm việc không bình thường. Hệ điều hành trên máy tính của người dùng có thể bị chậm và không nhận được các cập nhật bảo mật lớn. Nhưng nguy cơ lớn hơn sẽ đến từ việc để lộ thông tin tiềm năng cho các hoạt động tội phạm -như đánh cắp nhận dạng và gian lận tài chính-sau khi mã độc hại kiểm soát hệ thống của bạn.

Một số nguy hiểm rất thực tế:

• Sau khi cài đặt trên máy tính, mã độc có thể ghi nhớ tổ hợp phím của bạn (tên người dùng và mật khẩu) và đánh cắp nhận dạng cá nhân bao gồm cả số CMND và ngày sinh, gửi lại cho tội phạm và hacker. Nó có thể cũng giả mạo dữ liệu trên máy tính người dùng hoặc thậm chí bật webcam hoặc microphone của bạn.

• Mã độc lây lan sang các máy tính khác thông qua phương tiện như thẻ nhớ và thông qua e-mail bạn gửi cho gia đình, bạn bè hay sổ địa chỉ công việc của bạn. Nó có thể được lan truyền qua các kết nối được chia sẻ trong gia đình, tại công ty hoặc ngay cả mạng chính phủ. Tội phạm cũng có thể sử dụng máy tính bị nhiễm để khởi động cuộc tấn công chống lại các máy tính khác hoặc chống lại các trang web khi những trang này từ chối dịch vụ tấn công.

Để bảo vệ máy tính khỏi mã độc và các đe dọa tiềm năng:

• Khi mua máy tính, cần yêu cầu hệ điều hành chính hãng, cài đặt sẵn, và sau đó kiểm tra vỏ bọc để đảm bảo về tính xác thực chính hãng.

• Mua phần mềm từ một nhà bán lẻ được ủy quyền. Nếu không chắc chắn hãy truy cập vào trang web công ty của các sản phẩm bạn đang quan tâm.

• Kiểm tra trang web công ty để quen thuộc với hình thức đóng gói phần mềm cần mua.

• Hãy cẩn thận, đặc biệt là khi tải phần mềm từ Internet, nguồn phổ biến của phần mềm lậu. Hãy mua từ các trang web có uy tín.

• Trước khi mua phần mềm, hãy ở nhà, nghiên cứu giá trung bình của sản phẩm. Nếu một mức giá có vẻ quá rẻ so với thực tế, có nhiều tiềm năng đây là phần mềm giả mạo.

Tìm hiểu thêm bằng cách truy cập các trang web Trung tâm quyền SHTT và trang  Trộm cắp SHTT của FBI .

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
FBI cảnh báo loạt phần mềm sao chép có thể chứa mã độc