Ngày 4/11, công nhân Cát Linh - Hà Đông tất bật chuẩn bị cho tàu chạy thử trước khi đưa vào khai thác thương mại.
Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông sắp được bàn giao sau nhiều năm chờ đợi. Các đơn vị vận hành đang chỉnh trang các hạng mục chuẩn bị cho ngày chạy tàu chính thức. Dự kiến ngày 6/11, Bộ Giao thông Vận tải sẽ bàn giao dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông cho TP Hà Nội để đưa vào khai thác.
Ghi nhận của PV, tại nhà ga Cát Linh, Hào Nam, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội cho thấy, công nhân tại đây đang tất bận dọn dẹp, sửa chữa các khâu còn lại chưa hoàn thiện. Công nhân thay thế gạch bị hỏng, vỡ bên ngoài cửa ga Cát Linh. Lau rửa lại các vết bẩn, rêu bám theo thời gian. Phía bên trong hệ thống thang máy, thang bộ được nhân viên kỹ thuật kiểm tra, khắc phục những sự cố, đồng thời tiến hành vệ sinh sạch sẽ nhà ga. Bên cạnh đó, các cầu thang máy bao gồm thang cuốn ngoài trời, thang máy dành cho người khuyết tật đã hoạt động. Sơn lại mới các khu vực chưa hoàn thiện. Tại nhà ga La Thành (đoạn giao nhau với phố Xã Đàn, quận Đống Đa) và các hệ thống nhà ga khác đã gần như hoàn thành các hạng mục và đã tiến hành cho tàu chạy thử. Trong 15 ngày đầu miễn phí vé, nhân viên nhà ga sẽ phát thẻ 0 đồng cho khách và thu lại vào cuối ngày để kiểm đếm số lượng. Khách cũng được phát miễn phí sổ tay hướng dẫn đi tàu. Ngoài ra, khi đi vào hoạt động, giá vé ngày được quy định 30.000 đồng/người/ngày. Khoảng thời gian tàu đi mất 23 phút nếu dừng tất cả 12 ga, thời gian dừng mỗi ga dự kiến 45 giây. Nếu tàu chạy từ điểm đầu - ga Cát Linh đến điểm cuối - ga Yên Nghĩa và ngược lại không dừng, chỉ mất 13 phút và không gặp bất kỳ trở ngại nào do chạy ở đường riêng Trong năm đầu vận hành, tuyến đường sắt trên cao cần huy động 680 người vận hành, trên tổng số dự kiến 733 người. Trong đó, hơn 200 người được đào tạo tại Trung Quốc, số còn lại được đào tạo trong nước. 51 lái tàu đã được cấp phép theo quy định của Luật Đường sắt. Khi đi tàu, hành khách có thể quan sát khung cảnh, nhà cửa, đình chùa, hồ nước... chạy dọc tuyến đường. Để kết nối giao thông, Hà Nội đã xây dựng đề án riêng, trong đó có 52 tuyến xe buýt dọc đường sắt này, riêng ga Cát Linh có 16 tuyến buýt. Để giúp người dân thuận tiện kết nối xe buýt với đường sắt, Hà Nội đã bổ sung, điều chỉnh nhiều điểm dừng đỗ, xây thêm 14 nhà chờ, bố trí dịch vụ trông xe cá nhân tại các bến.