Doanh nghiệp - Doanh nhân

Dự thảo Luật BHYT sửa đổi: Đề xuất đóng BHYT cho tất cả đối tượng lao động, trừ hợp đồng thử việc

Minh Anh 28/02/2024 10:05

Trong dự thảo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, Bộ Y tế đã đề xuất bổ sung quy định về đối tượng được đóng bảo hiểm y tế (BHYT) theo hướng mở rộng hơn.

Theo đề xuất của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 tới có thể có thêm hàng loạt đối tượng được đóng Bảo hiểm Y tế (BHYT) như người làm việc không toàn thời gian, thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Như vậy với nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng BHYT, dự thảo đề xuất chỉ loại trừ duy nhất 1 trường hợp không đóng BHYT là người lao động ký hợp đồng thử việc.

Ngoài ra, đối tượng đóng BHYT còn có: Tất cả các trường hợp ký hợp đồng lao đồng (HĐLĐ) không xác định thời hạn, từ 1 tháng trở lên, trước đây là từ đủ 3 tháng trở lên hoặc không ký hợp đồng lao động, thỏa thuận bằng tên gọi khác có nội dung như hợp đồng lao động đều phải đóng BHYT.

da-nang-nhieu-doanh-nghiep-buoc-phai-co-quyet-dinh-1-5511.jpg
Đề xuất đóng BHYT cho tất cả đối tượng lao động trừ hợp đồng thử việc.(Ảnh minh hoạ)

Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ, người quản lý điều hành hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có hưởng tiền lương.

Người làm việc không trọn thời gian, thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (đối tượng được bổ sung mới);

Công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam có đóng BHXH bắt buộc khi có Giấy phép lao động/chứng chỉ hành nghề/giấy phép hành nghề; Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam…

Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng gồm: Người hưởng lương hưu; Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng. Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày (chuyển đối tượng từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng sang nhóm đối tượng do ngân sách nhà nước đóng); Cựu sỹ quan CAND đang hưởng lương hưu…

Với nhóm do ngân sách Nhà nước đóng gồm: Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ;

Sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng CAND, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong CAND;

Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; Học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo học viên ở các trường quân đội, công an; Người có công với cách mạng; Cựu chiến binh; Thanh niên xung phong; Cựu dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến và bảo vệ tổ quốc; Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng; Người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuấn hằng tháng;

Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con đẻ con nuôi hợp pháp của liệt sỹ; Người có công nuôi dưỡng liệt sỹ; Người dân các xã An toàn khu cách mạng trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ…

Nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng gồm: Nhân viên y tế thôn, bản, trừ 3 nhóm trên.

Nhóm tự đóng bảo hiểm y tế gồm: Những người thuộc hộ gia đình tham gia theo hình thức hộ gia đình, trừ các đối tượng trên; Người sinh sống, làm việc, người được nuôi dưỡng, chăm sóc trong các tổ chức, cơ sở từ thiện, tôn giáo, trừ đối tượng trên.

Người Việt Nam không có giấy tờ tùy thân, người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam, trừ đối tượng trên; Người lao động trong thời gian nghỉ không hưởng lương hoặc tạm hoãn HĐLĐ tự đóng hoặc tham gia theo hình thức hộ gia đình; Chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh thuộc diện phải đăng ký kinh doanh.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Dự thảo Luật BHYT sửa đổi: Đề xuất đóng BHYT cho tất cả đối tượng lao động, trừ hợp đồng thử việc