Đón làn sóng dịch chuyển: KCN Việt Phát tăng tốc đón “đại bàng”

Minh Khang| 22/12/2021 16:41
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Làn sóng dịch chuyển tới Việt Nam vẫn đang tiếp diễn. Khu công nghiệp Việt Phát đã sẵn sàng chào đón “đại bàng” với rất nhiều lợi thế.

Làn sóng dịch chuyển tới Việt Nam

Từ năm 2020, nền kinh tế toàsn cầu đã làm quen với một khái niệm mới. Đó là “làn sóng dịch chuyển”. Hàng loạt biến cố lớn như thương chiến Mỹ - Trung, tình hình thiếu điện và nặng nề nhất là đại dịch Covid-19 đã khiến nhiều Tập đoàn lớn muốn thay đổi địa điểm đặt nhà máy. Trung Quốc là quốc gia lớn nhất có tên trong danh sách “bị rời” đi. Còn Việt Nam trở thành cái tên sáng giá nhất của điểm đến. Samsung, Foxconn từng gây chú ý khi quyết định tới Việt Nam.

Việt Nam được lựa chọn vì kiểm soát dịch tốt, có lợi thế về chi phí, chính sách,… Không chỉ 2 năm qua, tương lai gần, Việt Nam cũng được đánh giá là tiếp tục có lợi thế trong làn sóng dịch chuyển.

vp1.jpg

Trong báo cáo về triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2021 – 2025, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội quốc gia (NCIF) đã đề cập tới quá trình dịch chuyển đầu tư ra khỏi Trung Quốc.

Với Việt Nam, NCIF nhận định Việt Nam có nhiều thuận lợi cho việc đón sóng dịch chuyển chuỗi như: sự thành công trong kiểm soát dịch bệnh; triển vọng tăng trưởng tốt; chi phí lao động thấp; các FTA thế hệ mới; vị trí gần Trung Quốc; sự gia tăng của tầng lớp trung lưu thúc đẩy tiêu dùng nội địa; sự sẵn có của các khu công nghiệp; cải thiện môi trường kinh doanh; cơ hội phát triển ngành công nghiệp phụ trợ nhờ năng suất lao động tương đối cao và số lượng doanh nghiệp đáng kể trong một số ngành đầu vào (sản xuất kim loại, cao su, sợi tổng hợp).

Khu công nghiệp Việt Phát sẵn sàng

Để không chậm chân trước làn sóng dịch chuyển lớn này, ngay từ khi dịch Covid-19 còn đang rất căng thẳng, Chủ đầu tư của Khu công nghiệp Việt Phát tại xã Tân Long, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An là Công ty Tân Thành Long An đã nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để thực hiện dự án.

vp2.jpg

Ông Nguyễn Văn Út, Phó chủ tịch UBND tỉnh Long An cho biết, việc khởi công KCN Việt Phát là sự kiện kinh tế lớn, đánh dấu sự hoạt động trở lại của hoạt động kinh tế trên địa bàn tỉnh kể sau ngày Thủ tướng Chính phủ quyết định nới lỏng giãn cách toàn xã hội, để tập trung phát triển kinh tế.

Vào tháng 5/2020, dự án Khu công nghiệp Việt Phát chính thức khởi công. Dù giá vật liệu xây dựng như xi măng, sắt, thép, cát,… tăng mạnh nhưng dự án vẫn không bị gián đoạn, vẫn hoàn thành theo tiến độ.

Tháng 9/2021, dự án đã hoàn tất hạ tầng kỹ thuật với diện tích hơn 100ha đủ điều kiện tiếp nhận Nhà đầu tư thứ cấp (văn bản số 2277/TB-BQLKKT ngày 28/9/2021 do ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Long An phát hành). Con số này tăng lên 160ha vào tháng 12/2021.

Dự kiến, tới tháng 6/2022, tổng số diện tích khai thác được lên đến 220ha. Tới tháng 12/2022, Khu công nghiệp Việt Phát sẽ hoàn tất hạ tầng kỹ thuật với diện tích khoảng 295ha đủ điều kiện tiếp nhận Nhà đầu tư thứ cấp.

Lợi thế cạnh tranh

Khu công nghiệp Việt Phát có lợi thế cạnh tranh rất lớn. Với diện tích lên đến 1.800ha, Việt Phát là một trong những khu công nghiệp quy mô lớn nhất cả nước.

Khu công nghiệp Việt Phát có vị trí địa lý thuật lợi, thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cặp theo tuyến quốc lộ N2 đi TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằng công Cửu Long, cách sân bay Tân Sơn Nhất khoảng 45 km, cách cửa khẩu quốc gia Quý Tân khoảng 35km, cách cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp khoảng 70km theo đường bộ, cách cảng Long An theo tuyến giao thông đường thủy sông Vàm Cỏ Đông khoảng 150km.

vp3.jpg

Ngoài vị trí địa lý, tầm nhìn chủ đầu tư dự án cũng được đánh giá cao. Bà Trang Bùi, Giám đốc thị trường của JLL Việt Nam một trong những điều tâm đắc nhất về dự án Khu công nghiệp Việt Phát đó chính là tầm nhìn của chủ đầu tư về quy hoạch dự án.

"Đã từng có dịp tham quan nhiều khu đô thị công nghiệp trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, tôi đánh giá đây là một mô hình phát triển bền vững.

Đầu tiên Khu công nghiệp sẽ tạo việc làm cho lực lượng lao động địa phương, góp phần vực dậy kinh tế địa phương, từ đó tạo ra nhu cầu sinh sống trong khu vực từ công nhân, chuyên gia, quản lý xí nghiệp… Lúc này, khu đô thị sẽ cung cấp nhiều giải pháp nhà ở, tiện ích đa dạng, thu hút dân cư đến lập nghiệp và tạo thành một cộng đồng bền vững cộng hưởng cho Khu công nghiệp", bà Trang Bùi nói.

Ngoài ra, có một lợi thế vô cùng lớn không thể không nhắc đến chính là giá cả. Thời gian qua, đại dịch Covid-19 ở các tỉnh miền Nam căng thẳng nên dù giá cho thuê khu công nghiệp miền Bắc tăng khá mạnh nhưng giá thuê khu vực này vẫn ở mức hấp dẫn.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đón làn sóng dịch chuyển: KCN Việt Phát tăng tốc đón “đại bàng”