Doanh nghiệp ngành du lịch và sự chuẩn bị để phục hồi, tăng tốc hậu Covid

Trang Nhi - Kim Truyền| 12/09/2021 15:11
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Du lịch luôn là một ngành kinh tế mũi nhọn là định hướng chiến lược quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của đất nước. Việc bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 khiến ngành du lịch thế giới nói chung và du lịch Việt Nam nói riêng đã bị “đóng băng”. Hình thức du lịch số đã được các DN đẩy mạnh, và du lịch Việt Nam cũng đang có những sự chuẩn bị để phát triển ngành du lịch khi xã hội trở lại trạng thái bình thường mới.

Du lịch ảo được các DN đẩy mạnh

Du lịch là một trong những nhu cầu tất yếu trong xã hội hiện đại. Sự đóng băng của du lịch truyền thống do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã mở ra cơ hội để du lịch số phát triển, trong đó hình thức du lịch ảo được các DN xem là xu hướng đầy tiềm năng để thúc đẩy sự phát triển cho ngành du lịch. Khó khăn chính là tiền đề tạo ra “cú huých” mạnh mẽ cho các DN trong ngành du lịch phải nhanh chóng triển khai chuyển đổi số nhằm tiếp cận nhiều khách hàng hơn, chăm sóc khách hàng tốt hơn, giảm chi phí và tăng hiệu quả kinh doanh.

Các công ty du lịch lớn, nhỏ đều áp dụng thực hiện việc chuyển đổi số trong công tác quản lý, xây dựng sản phẩm, quảng bá tour, giao dịch với khách hàng thông qua các ứng dụng. Các điểm đến du lịch trên khắp đất nước cũng ứng dụng công nghệ để xây dựng sản phẩm du lịch thông minh, quảng bá du lịch. Có thể kể đến Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hoàng thành Thăng Long, Nhà tù Hỏa Lò, Làng gốm sứ Bát Tràng, Dinh Độc Lập, Bưu điện TP Hồ Chí Minh, Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng, Hang Múa, vườn chim Thung Nham ... đã ứng dụng thành công hệ thống thuyết minh tự động, ra mắt trang web tra cứu thông tin điểm đến, triển khai tour thực tế ảo.

1(1).jpg
Du lịch ảo được các DN đẩy mạnh

Bên cạnh đó, việc phát triển du lịch ảo còn kết hợp cả phát triển kinh doanh, kết hợp tìm đầu ra cho sản phẩm vùng miền để phát triển kinh tế địa phương. Như Công ty cổ phần phát triển công nghệ thực tế ảo Việt Nam (vrtech.com.vn) đã triển khai thành công nhiều sản phẩm thực tế ảo trong nhiều lĩnh vực khác nhau, kết hợp phát triển kinh tế vùng miền. Một hệ thống VR bao gồm những ứng dụng VR (phần mềm) và các phần cứng là Kính thực tế ảo (HTC vive, Oculus, google cardboard..), kết nối với máy tính hoặc điện thoại sẽ đưa bạn hòa mình và đắm chìm vào một thế giới mới, một thế giới ảo hoàn toàn.

Du lịch ảo là một hướng đi mở ra nhiều cơ hội bứt phá, phát triển và ứng dụng công nghệ số vào mọi mặt đời sống, khởi tạo cuộc sống số, tạo ra những cơ hội mới thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó nhấn mạnh ưu tiên phát triển hệ thống nội dung số phục vụ nhu cầu giải trí với các nền tảng, ứng dụng, dịch vụ như: Sách điện tử; Nghe nhạc, xem phim trực tuyến; Thăm quan, du lịch ảo…

Không thể phủ nhận việc các DN ngành du lịch đẩy mạnh du lịch số đã đem lại những lợi ích thực tế, đem đến nhiều cơ hội, bao gồm cho cả ngành du lịch nước nhà. Để triển khai đồng bộ và hiệu quả ở những địa điểm khác nhau, cần có những giải pháp phù hợp đi kèm với chính sách thúc đẩy và phát triển loại hình du lịch này. Đồng thời, cũng cần phương án kết hợp tìm đầu ra cho sản phẩm vùng miền để phát triển kinh tế địa phương, tạo bước đà cho ngành du lịch Việt Nam phục hồi, tăng tốc sau thời kỳ dịch Covid-19.

Chuẩn bị để phục hồi, tăng tốc hậu Covid

Dù hấp dẫn đến dâu thì du lịch ảo cũng không thể thay thế được du lịch thực tế. Bởi du lịch thực tế là sự trải nghiệm văn hóa trong quá trình khám phá trực tiếp những địa danh, con người cụ thể không thể có từ những mô hình mô phỏng, đó còn là những kỉ niệm gắn với vui buồn của tập thể, cá nhân khi trực tiếp du lịch thật…chính vì vậy ngành du lịch đã có những sự chuẩn bị để phục hồi và tăng tốc hậu Covid.

Đại dịch Covid-19, đã tạo ra một khoảng lặng trong ngành du lịch, một khoảng thời gian để con người có thể suy ngẫm về môi trường và cộng động nhiều hơn khi tiếp tục những hành trình khám phá mới khi xã hội trở lại trạng thái bình thướng mới. Theo sự khảo sát gần đây của nhiều DN ngành du lịch, thì đa số các du khách Việt Nam đã thay đổi nhận thức và mong muốn theo đuổi lối sống tích cực hơn, tin rằng mọi người phải hành động ngay để bảo vệ hành tinh cho các thế hệ tương lai và du lịch bền vững chính xác là những gì con người ta cần phải hướng đến trong bối cảnh hiện nay. Khi dịch bệnh được kiểm soát, các du khách rất ủng hộ những hình thức du lịch nhưng vẫn đảm bảo giảm thiếu tác động đến môi trường, cũng như hỗ trợ và kết nối với cộng đồng địa phương, kết hợp thúc đẩy kinh tế vùng miền.

2.jpg
Tour tuyến Phú Quốc sắp mở cửa đón du khách quốc tế

Chính vì những nghiên cứu du khách thực tế, sâu sắc đó thì các DN ngành du lịch đang có sự chuẩn bị chu đáo và kỹ càng hơn để phục hồi và tăng tốc hậu Covid. Và để du lịch Việt Nam, phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là định hướng chiến lước quan trọng trong chiến lược phát triển KT-XH của đất nước, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của ngành, các lĩnh vực khác, góp phần hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại; phát triển du lịch bền vững và bao trùm, trên nền tảng xanh, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường… chú trọng đến phát triển du lịch văn hóa gắn phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa dân tộc…

Bên cạnh đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã tích cực, chủ động phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tham mưu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động trong ngành du lịch bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Đồng thời, ngày 9/9/2021, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ VHTTDL đã tổ chức Hội nghị Triển khai chương trình phối hợp công tác giữa hai cơ quan giai đoạn 2021 – 2026. Trong đó đã nhận định Du lịch Việt Nam cũng đã có bước phát triển rõ rệt, đạt được những thành quả quan trọng, đã tiếp cận được mục tiêu mà Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Thông qua du lịch đã giúp chúng ta quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra thế giới.

Cùng với đó, Bộ VHTTDL đã có những công tác chuẩn bị cho việc thí điểm đón khách quốc tế tới Phú Quốc (Kiên Giang). Qua đó, các cơ quan, DN trong ngành du lịch cần tiếp tục hoàn thiện để làm sao mở cửa được thị trường du lịch quốc tế không ảnh hưởng tới phòng chống dịch bệnh, thực hiện nghiêm quy định về phòng chống dịch Covid-19. Bộ trưởng, Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng yêu cầu các đơn vị du lịch, các đơn vị tổ chức tour tuyến Phú Quốc, chọn các điểm lộ trình, khu trú các điểm trong thời gian thực hiện thị điểm, sau đó mở rộng các điểm đến khác. Cần phải có các bước đi thận trọng, không mở ra ào ạt, mở tới đâu quản lý tới đó, làm tới đâu chắc tới đó.

Với sự quan tâm đồng bộ của các cấp chính quyền, và sự tìm tòi, nghiên cứu sâu sắc về du khách của các DN, thì thời gian tới khi xã hội trở lại trạng thái bình thường mới: Ngành du lịch Việt Nam chắc chắn sẽ phục hồi và tăng tốc.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Doanh nghiệp ngành du lịch và sự chuẩn bị để phục hồi, tăng tốc hậu Covid