Đoàn Chủ tịch MTTQ Việt Nam kiến nghị 6 vấn đề tới Đảng, Nhà nước và Chính phủ

Ngọc Mai| 22/10/2018 14:28
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phối hợp UBTVQH đã tổng hợp được 3.480 ý kiến, kiến nghị của cử tri, nhân dân cả nước gửi tới Quốc hội; đồng thời kiến nghị 6 vấn đề với Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các bộ, ngành và chính quyền các địa phương.

Đoàn Chủ tịch MTTQ Việt Nam kiến nghị 6 vấn đề tới Đảng, Nhà nước và Chính phủ

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân

Sáng 22/10, tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn đã đọc Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri, nhân dân gửi tới Quốc hội.

Theo cử tri, nhân dân cả nước gửi tới Quốc hội.

Trong đó, 834 ý kiến, kiến nghị của cử tri được phản ánh qua các Đoàn đại biểu Quốc hội; 2.646 ý kiến, kiến nghị của nhân dân được phản ánh qua hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên.

Trên tinh thần đó, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam kiến nghị với Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các bộ, ngành và chính quyền các địa phương 6 vấn đề sau:

Thứ nhất, đề nghị Đảng và Nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về các vấn đề xã hội quan tâm để tạo sự đồng thuận trong xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân; nâng cao nhận thức và ý thức cảnh giác trong nhân dân trước những âm mưu, thủ đoạn, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; kịp thời phản bác, ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp đưa tin sai sự thật, xuyên tạc, gây hoang mang trong nhân dân.

Thứ hai, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; đồng hành, lắng nghe và hỗ trợ kịp thời các doanh nghiệp về cơ chế, chính sách; thúc đẩy phát triển các loại hình doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã kiểu mới.

Thứ ba, đề nghị Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, chính quyền các địa phương tăng cường công tác quản lý đất đai; rà soát, sửa đổi, hoàn thiện các chính sách, quy định pháp luật, nhất là các quy định liên quan đến thu hồi đất, đảm bảo công khai, minh bạch, hài hòa giữa quyền lợi của người dân, Nhà nước và doanh nghiệp; tiếp tục nâng cao trách nhiệm trong quản lý khai thác và sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường; xử lý nghiêm các vi phạm.

Thứ tư, đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành có liên quan và chính quyền các địa phương tiếp tục xử lý nghiêm các sai phạm, tiêu cực trong tổ chức thi và chấm thi; nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục đào tạo và dạy nghề; xây dựng, ban hành chương trình sách giáo khoa mới đảm bảo chất lượng, đồng bộ và đầy đủ; chỉ đạo Bộ Nội vụ và chính quyền các địa phương giải quyết kịp thời tình trạng vừa thừa, vừa thiếu, mất cân đối cục bộ giáo viên; chỉ đạo chính quyền các địa phương quan tâm đến công tác quy hoạch và xây dựng các cơ sở giáo dục, y tế khi triển khai xây dựng các dự án khu đô thị, khu công nghiệp mới.

Thứ năm, đề nghị Quốc hội, UBTVQH, Chính phủ tiếp tục quan tâm đến chất lượng xây dựng pháp luật, kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành, bảo đảm đồng bộ, khả thi của hệ thống pháp luật. Đề nghị Bộ Tư pháp chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến, theo dõi thi hành pháp luật, gắn với công tác kiểm tra, xử lý văn bản; thực hiện sơ kết, đánh giá việc thi hành Luật Ban hành VBQPPL để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Thứ sáu, đề nghị các cơ quan, tổ chức Đảng và Nhà nước, chính quyền các cấp tiếp tục đề cao trách nhiệm trong sắp xếp tổ chức bộ máy gắn với tinh giản biên chế, đảm bảo tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Người đứng đầu, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức cần đề cao hơn nữa trách nhiệm nêu gương trong thực thi nhiệm vụ, tích cực đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; giữ vững kỷ luật, kỷ cương, củng cố niềm tin trong các tầng lớp nhân dân.

Liên quan công tác xây dựng thể chế pháp luật, Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri, nhân dân gửi tới Quốc hội nêu rõ, Quốc hội, Chính phủ đã quan tâm, chỉ đạo công tác xây dựng thể chế, triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013, xây dựng số lượng lớn luật, pháp lệnh và văn bản quy định chi tiết, cơ bản đáp ứng yêu cầu đề ra.

Tuy nhiên, cử tri, nhân dân phản ánh còn tình trạng một số quy định pháp luật thiếu tính khả thi, không phù hợp với thực tế, thường xuyên phải sửa đổi, bổ sung.

Tình trạng nợ, đọng ban hành văn bản quy định chi tiết được khắc phục đáng kể nhưng chưa triệt để.

Cử tri, nhân dân đề nghị các cơ quan được giao xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật tiếp tục nâng cao trách nhiệm, thực hiện đúng quy trình, tiến độ, bảo đảm chất lượng văn bản; quan tâm lắng nghe, tiếp thu ý kiến góp ý, phản biện của các cơ quan, tổ chức, nhân dân; thực hiện đầy đủ việc phản hồi ý kiến góp ý, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Đối với những dự án luật quan trọng, liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, cần lấy ý kiến rộng rãi, tạo sự đồng thuận xã hội, đảm bảo tính khả thi, đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước, nhu cầu của xã hội, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân.

Cử tri đề nghị Quốc hội, Chính phủ chỉ đạo các cơ quan của Quốc hội, Bộ Tư pháp, các bộ, ngành đẩy mạnh các giải pháp nâng cao chất lượng soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, xem xét thông qua các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đoàn Chủ tịch MTTQ Việt Nam kiến nghị 6 vấn đề tới Đảng, Nhà nước và Chính phủ