Đó là chủ đề Hội thảo Khoa học Quốc gia do Trường Đại học Công nghệ Đông Á tổ chức ngày 22/10, tại Hà Nội, nhằm thúc đẩy sự hợp tác trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học (NCKH) và chuyển giao công nghệ giữa các cơ sở giáo dục đại học trong nước.
Bên cạnh đó, Hội thảo cũng tạo ra một diễn đàn chuyên nghiệp dành cho các giảng viên, các nhà nghiên cứu và các chuyên gia để chia sẻ quan điểm, kinh nghiệm thực tiễn và kết quả nghiên cứu liên quan đến chủ đề định hướng giảng dạy đại học, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong kỷ nguyên số. Đánh giá thực trạng và trao đổi các giải pháp về hoàn thiện quy trình kết hợp hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023 cũng là dịp Kỷ niệm 15 năm thành lập trường Đại học Công nghệ Đông Á.
Buổi hội thảo có sự tham dự của đông đảo các nhà quản lý, nhà khoa học đến từ các cơ sở giáo dục đào tạo, các viện, hiệp hội, doanh nghiệp và đối tác nhà trường.
Về phía Trường Đại học Công nghệ Đông Á có TS. Đinh Văn Thành - Hiệu trưởng, GS.TSKH.VS. Đinh Văn Nhã - Phó hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, PGS. TS. Thái Thế Hùng - Phó Hiệu trưởng, Trưởng Phòng Nghiên cứu khoa học, TS. Nguyễn Thị Thanh Ngọc - Phó hiệu trưởng; cùng các thầy, cô là lãnh đạo các viện, khoa, phòng, ban trong Nhà trường.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Đinh Văn Thành - Hiệu trưởng Nhà trường cho biết, Trong bối cảnh nền khoa học và giáo dục quốc tế đã cập nhật nhiều xu hướng mới nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trong trường đại học, việc kết hợp hiệu quả công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và đẩy mạnh ứng dụng các kết quả vào thực tiễn ngày càng trở nên cấp thiết. Thời gian gần đây, Trường Đại học Công nghệ Đông Á chủ trương đẩy mạnh các hoạt động NCKH theo hướng hình thành, phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh, thúc đẩy các công bố quốc tế uy tín; Đồng thời tăng cường các NCKH, gắn NCKH với đào tạo và ứng dụng vào thực tiễn và đời sống, nâng cao chất lượng đào tạo.
“Đặc biệt, Hội thảo năm nay là dịp gặp gỡ trao đổi, thảo luận nhằm nhận diện và phân tích sự phát triển của lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu khoa học và ứng dụng trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và xu thế chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu”, TS. Đinh Văn Thành nhấn mạnh.
Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023 sẽ tập trung vào các vấn đề về các ứng dụng và chuyển giao công nghệ từ kết quả sẽ tập trung vào các phương pháp dạy học, các biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội tại trường đại học, các kinh nghiệm hợp tác trao đổi nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học, ứng dụng chuyển giao công nghệ, kết quả NCKH vào thực tiễn và đời sống; các phương pháp dạy học, các biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu tại các trường Đại học; các kinh nghiệm hợp tác, trao đổi để nâng cao NCKH.
Theo Ban tổ chức cho biết, Hội thảo chính thức được phê duyệt và bắt đầu truyền thông từ ngày 9/2/2023 đến khi hết hạn nhận bài là ngày 15/6/2023. Ban tổ chức đã nhận được sự quan tâm và hưởng ứng nhiệt tình từ các giảng viên, nhà nghiên cứu trong và ngoài trường, với 79 bài báo chất lượng từ các trường đại học trên cả nước có chủ đề đa dạng, bám sát nội dung hội thảo, đó là phương pháp giảng dạy đại học, xu hướng nghiên cứu khoa học và kết quả ứng dụng trong lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật và y dược. Ban tổ chức cũng nhận được sự hỗ trợ tận tình và tư vấn chuyên sâu từ các thành viên trong ban chuyên môn, hội đồng phản biện.
Tại Hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận các báo cáo tham luận:
Tại Phiên toàn thể gồm các tham luận: 1) Dung dịch kháng virus, vi khuẩn (Antivirus solution); 2) Cách mạng công nghiệp và đào tạo đại học trong tương lai; 3) Giải pháp phát triển năng lực số cho nguồn nhân lực ngành ngân hàng; 4) Chuyển đổi văn hóa tổ chức - Yếu tố tiên quyết để chuyển đổi số: góc nhìn từ môi trường đào tạo, nghiên cứu.
Tại Phân ban Khoa học - Kỹ thuật - Công nghệ gồm các tham luận: 1) Ứng dụng vi điều khiển AVR trong thiết kế bộ điều khiển năng lượng mặt trời cho chiếu sáng công cộng. Tích hợp thuật toán MPPT, tự động tiết giảm năng lượng tiêu thụ theo khung giờ và ứng; 2) Nghiên cứu xác định chiều dài tới hạn của sợi cacbon và ảnh hưởng của chiều dài sợi đến tính chất cơ học của compozit nhựa vinyl este không no/sợicacbon ngắn; 3) Nghiên cứu đặc điểm công nghệ in 3D kim loại Wa-ded khi tạo hình chi tiết thép hợp kim thép có độ bền cao và ứng dụng trong giảng dạy; 4) Phân tích hiệu quả êm dịu của hệ thống treo bán chủ động xe khách.
Tại Phân ban Kinh tế gồm các tham luận: 1) Digital transformation in Vietnam’s logistics service providers; 2) Đổi mới chương trình đào tạo kế toán kiểm toán và tích hợp chứng chỉ quốc tế trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0; 3) Ảnh hưởng của gánh nặng thuế thu nhập doanh nghiệp tới hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam; 4) Chuyển đổi số trong giảng dạy ngành Du lịch tại trường Đại học Công nghệ Đông Á, cơ hội và thách thức.
Phân ban Giáo dục, Khoa học sức khỏe và các chuyên ngành khác gồm các tham luận: 1) Áp dụng mô hình dạy học theo phương pháp mô phỏng và đảo ngược, 2) Một số giải pháp nâng cao chiến thuật học và nhớ từ vựng Tiếng Anh cho sinh viên không chuyên trường Đại học Công Nghệ Đông Á, 3) Applications and trends of digital transformation in pharmaceutical development; 4) Thực trạng tính tích cực học tập học phần kỹ năng mềm của sinh viên trường Đại học Công nghệ Đông Á.
Hoạt động nghiên cứu khoa học luôn đóng vai trò chủ đạo trong việc rèn luyện khả năng tư duy sáng tạo, tạo lập phong cách làm việc linh hoạt và chủ động cho những người tham gia nghiên cứu. Đặc biệt, nghiên cứu khoa học còn hỗ trợ tích cực cho công tác giảng dạy đại học và là nguồn cung cấp các ý tưởng quan trọng để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặc biệt là trong giai đoạn chuyển giao công nghệ và kỷ nguyên số như hiện nay.
Một số hình ảnh tại Hội thảo: