Kinh tế

Đến 2030, trên tuyến biên giới Việt Nam – Trung Quốc có 26 cửa khẩu

PV 18/10/2023 - 22:27

Phạm vi quy hoạch cửa khẩu trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc bao gồm các tỉnh: Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Quảng Ninh, Lạng Sơn. Dự kiến đến năm 2030, tuyến biên giới Việt Nam – Trung Quốc có 26 cửa khẩu, trong đó có 14 cửa khẩu quốc tế, 12 cửa khẩu song phương...

Theo đó, mới đây Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định Phê duyệt quy hoạch cửa khẩu trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050.

Thời kỳ 2021 - 2030, sẽ mở, nâng cấp 8 cửa khẩu quốc tế, 9 cửa khẩu song phương, 17 lối thông quan/ đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc các cặp cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu song phương và 1 lối mở/cửa khẩu đặc biệt.

Dự kiến đến năm 2030, tuyến biên giới Việt Nam – Trung Quốc có 26 cửa khẩu, trong đó có 14 cửa khẩu quốc tế, 12 cửa khẩu song phương (bao gồm 20 lối thông quan/ đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc các cặp cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu song phương) và 01 lối mở/cửa khẩu đặc biệt.

2_ok.jpg_636601601189389239.jpg
Lào Cai có 2 cặp cửa khẩu là Mường Khương - Kiều Đầu (Vân Nam), Bản Vược (Bát Xát) - Pả Sa (Vân Nam).
cua-khau-ta-lung.jpg
Phạm vi quy hoạch cửa khẩu trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc bao gồm các tỉnh: Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Quảng Ninh, Lạng Sơn,

Trong đó, tỉnh Lào Cai sẽ có 2 cặp cửa khẩu quốc tế được mở, nâng cấp gồm: Mường Khương (Lào Cai) – Kiêu Đầu (Vân Nam); Bản Vược (Lào Cai) – Pả Sa (Vân Nam).

Trong 17 lối thông quan/đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc các cặp cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu song phương được mở thuộc 07 tỉnh, Lào Cai được mở 6 lối thông quan/ đường chuyêndụng vận chuyển hàng hóa gồm: Bản Quẩn – Sơn Yêu thuộc cặp cửa khẩu quốc tế đường bộ Lào Cai (Lào Cai) – Hà Khẩu (Vân Nam); Na Lốc - Mã Hoàng Pao thuộc cặp cửa khẩu quốc tế đường bộ Lào Cai (Lào Cai) - Hà Khẩu (Vân Nam); Lồ Cồ Chin – Lao Kha thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Mường Khương (Lào Cai) – Kiều Đầu (Vân Nam); Lũng Pô – Lũng Pô Chải thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Bản Vược (Lào Cai) – Pả Sa (Vân Nam); Y Tý – Ma Ngán Tý thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Bản Vược (Lào Cai) – Pả Sa (Vân Nam).

Với việc mở, nâng cấp 8 cửa khẩu quốc tế, 9 cửa khẩu song phương, 17 lối thông quan/đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc các cặp cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu song phương và 1 lối mở/cửa khẩu đặc biệt, định hướng đầu tư, nâng cấp, mở rộng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ hoạt động cửa khẩu được đề ra trong Quy hoạch đó là: Từng bước hoàn thiện hạ tầng giao thông kết nối cửa khẩu với nội địa, kết nối với cửa khẩu bên kia biên giới và giao thông trong khu vực cửa khẩu và đầu tư trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Nghị định số 34/2023/NĐ-CP ngày 16/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 112/2012/NĐ-CP ngày 21/11/2014 của Chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền;

Khi xây dựng quy hoạch khu vực cửa khẩu cần bố trí khu vực nhà làm việc liên hợp của các cơ quan quản lý nhà nước tại cửa khẩu, khu vực dành cho kho, bãi phục vụ công tác tập kết, kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu biên giời; bố trí vị trí đất trong khu vực cửa khẩu để đảm bảo điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan như địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu để đáp ứng công tác quản lý nhà nước về hải quan và đảm bảo thuận lợi thương mại; bố trí các vị trí lắp đạt trang thiết bị của cơ quan xuất nhập cảnh, hải quan, kiểm dịch tại khu vực cửa khẩu, đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát, quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện xuất nhập cảnh và thực hiện phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới…

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đến 2030, trên tuyến biên giới Việt Nam – Trung Quốc có 26 cửa khẩu