Ngày 27/3, Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc triển khai Kế hoạch thí điểm về đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại Hảỉ Phòng đã tổ chức họp đánh giá kết quả hoạt động sau 5 ngày triển khai.
Phó Chánh án TANDTC Nguyễn Thúy Hiền chủ trì cuộc họp
Phó Chánh án TANDTC Nguyễn Thúy Hiền, Trưởng Ban chỉ đạo triển khai Kế hoạch thí điểm về đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại Hảỉ Phòng chủ trì cuộc họp.
Theo báo cáo, từ ngày 19/3/2018 đến ngày 23/3/2018, TAND TP Hải Phòng và 9 đơn vị TAND cấp huyện triển khai thí điểm Trung tâm hòa giải đã nhận và chuyển cho Trung tâm hòa gỉải, đối thoại tại Tòa án tổng số 206 đơn khởi kiện, trong đó có 29 đơn dân sự, 137 đơn hôn nhân gia đình, 26 đơn hành chính, 12 đơn kinh doanh thương mại, 2 đơn lao động. Ngay sau khi nhận sồ sơ vụ việc, Giám đốc Trung tâm hòa giải, đối thoại tại Tòa án đã phân công đơn cho các hòa giải viên, đối thoại viên xem xét, tiến hành hòa giài, đối thoại. Các hòa giải viên, đối thoại viên sau khi nhận được đơn đã vào sổ theo dõi thụ lý vụ việc hòa giải và lập hồ sơ vụ việc theo hướng dẫn tại Văn bản số 48/TANDTC-PC ngày 09/3/2018 của TANDTC.
Ngoài ra, Thẩm phán Gordon Low (chuyên gia pháp luật của Hòa Kỳ) đã cung cấp tài liệu tham khảo đến 10 Trung tâm thí điểm và trao đổi, hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm, phối hợp cùng các hoà giải viên, đối thoại viên trực tiếp hoà giải các vụ việc. Kết quả 5 ngày thực hiện thí điểm đã có 16 đơn được các hòa giải viên đưa ra phiên hòa giải; trong đó hòa giải không thành 4 vụ việc hôn nhân gia đình; hòa giải thành 3 vụ việc dân sự, 9 vụ việc hôn nhân gia đình.
Lãnh đạo TAND TP Hải Phòng nêu những vướng mắc khi thực hiện thí điểm hòa giải
Bên cạnh những kết quả bước đầu, các Trung tâm thí điểm hòa giải cũng gặp phải nhiều khó khăn, vướng mắc vì thời điểm thực hiện thí điểm tương đối ngắn, các vụ việc đưa ra hòa giải chưa nhiều nên trình độ chuyên môn của các hoà giải viên chưa đồng đều, cần thời gian để tiếp tục bồi dưỡng kiến thức pháp lý và kỹ năng hoà giải. Hiện nay, cơ sở vật chất của các Trung tâm hòa giải còn thiếu thốn, kinh phí chưa được cung cấp; một số Trung tâm không có trang thiết bị cần thiết như máy tính, bàn làm việc, văn bản pháp luật, tủ đựng tài liệu nên phải sử dụng nhờ Tòa án, điều nảy chưa đúng với tinh thần của Trung tâm hòa giải là độc lập với Toà án.
Đóng góp ý kiến vào quá trình hoạt động của các Trung tâm hòa giải, các thành viên Tổ giúp việc và đại diện TAND TP Hải Phòng có chung quan điểm là cần sớm cung cấp trang cấp thiết bị làm việc, kinh phí; quan tâm bồi dưỡng về kỹ năng chuyên môn, xây dưng cơ sở pháp lý để hoạt động hoà giải, đối thoại của các Trung tâm đạt hiệu quả.
Quang cảnh cuộc họp
Kết luận buổi làm việc, Phó Chánh án TANDTC Nguyễn Thúy Hiền, Trưởng Ban chỉ đạo yêu cầu Vụ Pháp chế- Quản lý khoa học TANDTC tổng hợp các ý kiến để báo cáo Chánh án TANDTC để có sự chỉ đạo kịp thời. Về Văn bản số 48/TANDTC-PC ngày 09/3/2018 của TANDTC hướng dẫn chuyên môn thực hiện thí điểm các Trung tâm hòa giải bên cạnh Tòa án còn có những vấn đề chưa rõ nên Ban Chỉ đạo sẽ chỉnh sửa bổ sung để phù hợp với hoạt động của các Trung tâm hòa giải. Mặt khác, lãnh đạo TANDTC sẽ xem xét để đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí, chế độ chính sách, tập huấn chuyên môn cho các hòa giải viên, đối thoại viên để các Trung tâm hoạt động có hiệu quả, qua đó tiếp tục rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình hòa giải bên cạnh Tòa án trong toàn quốc.