Lạc được mệnh danh là “quả trường thọ” bởi nó chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và những tác dụng tuyệt vời mà nó mang lại cho sức khỏe. Tuy nhiên, ăn lạc sống có đảm bảo được điều này?
Lợi ích của củ lạc với sức khỏe
Ngăn ngừa ung thư: Trong lạc có chứa rất nhiều chất teta – sitoserol, chất này có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư. Ngoài ra, chất teta – sitoserol còn có tác dụng phòng chống lại các bệnh về tim mạch bằng cách can thiệp vào sự hấp thụ cholesterol của cơ thể.
Tốt cho “chuyện ấy”: Bằng những nghiên cứu, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, thường xuyên ăn lạc sẽ tốt cho “chuyện ấy” ở cả nam và nữ. Chính vì thế nếu bạn muốn chuyện chăn gối của mình trở nên viên mãn hơn, hãy cùng chàng thưởng thức các món được chế biến từ lạc.
Kiểm soát nồng độ cholesterol: Với hàm luợng niacin cao, lạc có thể kiểm soát được nồng độ cholesterol trong máu. Bên cạnh đó, với hàm lượng đồng nhiều, nên ăn lạc sẽ giúp tăng lượng cholesterol có lợi và giảm nồng độ cholesterol có hại trong cơ thể.
Ngăn ngừa quá trình lão hóa: Trong lạc chứa polyphenol tự nhiên, ngoài công dụng giảm kết tập tiểu cầu bảo vệ tim, lạc còn có tác dụng chống lão hóa rất tốt.
Ngăn ngừa sỏi mật: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng thường xuyên ăn lạc hoặc bơ có thể làm giảm nguy cơ phát triển sỏi mật.
Ngoài các công dụng trên, lạc còn có tác dụng giảm căng thẳng mệt mỏi, ngăn ngừa trầm cảm…
Không nên ăn lạc sống
Lạc sinh trưởng trong đất nên dễ nhiễm ký sinh trùng, ăn sống dễ dẫn đến các bệnh do ký sinh trùng gây ra. Ngoài ra, lạc là nguồn thức ăn hấp dẫn của chuột do đó dễ lây nhiễm mầm bệnh từ chuột, dễ truyền nhiễm ổ bệnh, đặc biệt là dịch xuất huyết.
Vì vậy không nên ăn lạc sống, tốt nhất là luộc chín xong mới ăn. Luộc lạc chín rồi mới ăn vừa vệ sinh vừa tránh được các bệnh lây nhiễm và có thể tận dụng tối đa các chất dinh dưỡng có trong lạc.
Lưu ý, những người béo phì, huyết áp cao, dị ứng, tiểu đường… thì nên hạn chế hoặc không nên ăn lạc bởi những tác dụng không tốt cho sức khỏe.