Cô bé mồ côi với ước mơ trở thành bác sĩ

NGÔ CHUYÊN| 13/11/2020 16:15
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Phương sinh ra đã mang số phận thiệt thòi, lên 17 tháng tuổi bố mẹ ly hôn không lâu sau bố Phương mất. Phương sống dựa ông bà nội và chú thím, bởi vậy Phương luôn tự nhắc nhở mình phải nỗ lực học hành để thực hiện ước mơ vào giảng đường đại học.

uy9_9207.jpg
Đều đặn tuần nào cũng vậy, 2 ngày cuối tuần Phương lại bắt xe buýt về thôn Đoài để dạy học miễn phí cho học sinh nơi đây. Ảnh Ngô Chuyên.

Đó là hoàn cảnh đặc biệt của nữ sinh Phan Thị Phương – sinh viên năm 2  - Ngành Y đa khoa - Học viện Y học Dược cổ truyền Việt Nam.

Khác với chúng bạn cùng trăng lứa ở xã Sen Phương, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội, được bố mẹ chăm ẵm từ bé với Phương, còn Phương phải dựa vào ông bà. Nhưng trớ trêu thay, lên lớp 6 bà nội của Phương không may qua đời trong một lần đau tim.

“Lúc em nghe tin bà mất như sét đánh bên tai, tuy nhiên em đã không khóc, dẫu bản thân rất đau cảm giác đau đó khó tả nên lời cho đến khi em học cấp 3 em vẫn đau mỗi đêm về”, Phương kể.

Khi Phương nghe người thân của mình kể lại cơn đau tim dày vò bà nội  trước lúc mất như ai đó bóp nghẹt tim mình bởi vậy càng  thôi thúc Phương trở thành một bác sĩ.

“Em muốn làm gì đó để giúp đỡ những người mắc bệnh hiểm nghèo như bà em. Em không muốn họ phải chịu những cơn đau khủng khiếp do căn bệnh tim”, Phương tâm sự.

Thế rồi, Phương ngày đêm nỗ lực học hành và đạt được tâm nguyện khi em đỗ vào Ngành Y đa khoa của Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam.

Dẫu hoàn cảnh Phương vô cùng khó khăn, thiếu thôn rất nhiều thứ nhưng niềm đam, ước mơ trở thành một bác sĩ của Phương khiến không ít người khâm phục.

Phương tâm sự: “Em biết học Y thời gian học rất dài, chi phí cũng tốn kém. Hiện nay em đang có thể đi làm thêm, cộng thêm sự giúp đỡ của gia đình chú em cho nên em vẫn yên tâm đến trường. Tuy nhiên, nếu sau này khi không đủ tiền đóng học phí nữa em sẽ xin bảo lưu kết quả và đi làm đủ tiền học phí thì em xin quay lại học tiếp”.

uy9_9201.jpg
Lớp học được thành lập xuất phát từ ý tưởng của một bác sĩ của Bệnh viên E Hà Nội để giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn không có cơ hội đi học thêm. Ảnh Ngô Chuyên.

Vốn sinh ra thiệt thòi, để được đến được với giảng được đại học là điều không dễ dàng nên Phương thấu hiểu những khó khăn mà các bạn có hoàn cảnh đặc biệt như mình phải trải qua.

“Khi đi học đại học, em nghe bạn cùng lớp của mình kể về câu chuyện lớp học nhà văn hóa. Lớp học đó giúp bạn ấy đến gần với cảnh cửa trường đại học nên em càng tò mò, hiếu kỳ. Bên cạnh đó, lớp học đó giúp cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện đi học thêm được đi học. Đặc biệt, giáo viên của lớp học đó chính là những sinh viên Trường Y đứng lớp và giảng dạy nên em càng tò mò”, Phương kể lại.

Thế rồi, cô sinh viên năm 2 theo bạn về quê để biết hơn về lớp học. Cũng như cái duyên, khi về nơi đây cảm giác thân thuộc, những ký ức tuổi thơ cùng bà lại trở về nên Phương đã quyết định mỗi tuần dành 2 buổi để về đây tham gia giảng dạy.

“Trước lúc về em sẽ chuẩn bị bài giảng, in đề cương để giảng dạy cho các em. Em biết, mình dạy chắc chắn sẽ không bằng các thầy cô ở trên lớp, nhưng em sẽ cố gắng truyền hết những kiến thức, kỹ năng mình có để truyền đạt cho các em hiểu được bài”, Phương chia sẻ.

Để có thời gian lên lớp đều đặn, Phương đã xếp việc học, ôn bài, làm thêm 5 ngày trong tuần. Cứ chiều thứ 6 hàng tuần, Phương lại sắp xếp hành lý bắt xe buýt về thôn Đoàn, thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì – thành phố Hà Nội để tham gia giảng dạy miễn phí cho học sinh tại lớp học nhà văn hóa.

Tại lớp học, ngoài Phương ra còn thu hút những bạn sinh viên năm 2, năm 3 và năm 4 của Học viện Y học Dược cổ truyền và Đại học Y Hà Nội.

Các "giáo viên" đứng lớp chính là những bác sĩ trong tương lai bởi vậy Phương và các bạn của mình không chỉ giảng dạy kiến thức, mà Phương còn chia sẻ những điều về cuộc sống xa nhà.

Khi trở thành sinh viên, bên cạnh những niềm vui, nhiệt huyết của tuổi trẻ thì sinh viên còn phải đối mặt với những thách thức, cám dỗ gì...

“Em mong rằng, khi đến đây các không những được hướng dẫn bài vở, mà lớp học nhà văn hóa là nơi để các em sẻ chia, tâm sự những điều khó nói hay không thể nói ra với bố mẹ. Những việc các em gặp phải ở trường lớp”, Phương chia sẻ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Cô bé mồ côi với ước mơ trở thành bác sĩ