Chuyên gia khuyên các bà nội chợ bỏ thói quen đựng thực phẩm trong túi nilon và nhựa tái chế

Đ.C (TH)| 15/10/2016 17:37
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

PGS. TS. Nguyễn Duy Thịnh - nguyên Giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội nói rằng, nếu muốn bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân và gia đình, các bà nội chợ cần bỏ ngay quen đựng thực phẩm trong túi nilon và nhựa tái chế.

Đựng thực phẩm bằng túi nilon, nhựa tái chế rất độc hại

Chuyên gia khuyên các bà nội chợ bỏ thói quen đựng thực phẩm trong túi nilon và nhựa tái chế

Hiện nay, nhiều tiêu dùng vẫn bảo quản thực phẩm, đặc biệt là thức ăn đã qua chế biến, bằng những chiếc túi nilon tái chế hoặc hộp đựng gia công làm từ nhựa tái chế. Trong khi đó, không nhiều loại túi nilon tái chế và hộp nhựa tái chế đạt đủ tiêu chuẩn quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trên thị trường hiện nay.

Theo PGS. TS. Nguyễn Duy Thịnh - nguyên Giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội, không giống như những túi nilon làm từ loại nhựa cao cấp, nhiều loại túi nilon sản xuất từ nhựa tái chế không đảm bảo an toàn có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của người tiêu dùng nếu sử dụng trực tiếp với thức ăn đã chế biến sẵn.

Đối với hộp nhựa bảo quản thực phẩm, PGS. TS. Nguyễn Duy Thịnh cho biết, hiện đang có rất nhiều loại hộp nhựa đựng thức ăn được sản xuất trên thị trường với mẫu mã đa dạng và độ tiện dụng cao. Tuy nhiên, theo lời khuyên của chuyên gia, người tiêu dùng không nên sử dụng những loại hộp gia công được sản xuất từ nhựa tái chế để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của chính bản thân và gia đình. Những loại hộp nhựa này chỉ nên dùng để đựng những thực phẩm chưa qua chế biến.

Khó “tẩy chay” túi nilon, nhựa tái chế

Mặc dù đựng thực phẩm, đặc biệt là thức ăn đã chế biến bằng túi nilon và nhựa tái chế rất độc hại nhưng PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho rằng, việc “tẩy chay” núi nilong, nhựa tái chế không hề đơn giản.  

GS.TS Nguyễn Thị Lâm dẫn chứng, nhiều chương trình từ chính sách đến vận động cộng đồng đều đã được đưa ra nhưng đa số đều thất bại như chương trình đánh thuế túi nilong, chương trình vận động người dân chuyển từ sử dụng túi nilong sang các loại túi thân thiện với môi trường.

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm khẳng định, ở Việt Nam, túi nilon chủ yếu làm bằng nhựa PE hoặc nhựa PP có nguồn gốc từ dầu mỏ. Thành phần các loại nhựa này không chứa độc nhưng các chất phụ gia làm mềm dẻo lại gây độc cho con người.

Theo quy định các loại giấy, túi, bao bì dùng để đựng, gói thực phẩm phải đạt chuẩn vệ sinh không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, không gây độc cho con người. PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho hay, một số túi nilon làm từ chất dẻo không độc hại nhưng phân tử đơn lẻ của chất này lại có khả năng gây ung thư. Đấy là chưa kể đến khả năng các loại túi này bị nhiễm vi sinh vật do không qua quá trình khử trùng và bảo quản khoa học.

Đối với các loại túi nilon tái chế từ rác thải, công đoạn tái chế xử lý rất thủ công, trong quá trình sản xuất được trộn các loại hóa chất làm tăng độ bền và dẻo của sản phẩm tiềm ẩn nhiều hóa chất độc hại.

Đặc biệt, những túi nilon nhuộm màu xanh, đỏ, vàng ngoài đang dùng đựng thực phẩm đã chế biến sẽ gây độc hại cho thực phẩm do chứa kim loại như chì, cadimi. Đây là những chất gây tác hại cho bộ não và là nguyên nhân chính gây ung thư.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Chuyên gia khuyên các bà nội chợ bỏ thói quen đựng thực phẩm trong túi nilon và nhựa tái chế