Giáo dục

Chuyển đổi số ngành giáo dục tại khu vực Đông Nam bộ

Minh Sáng 09/11/2023 - 22:28

Ngày 9/11, lãnh đạo sở giáo dục và đào tạo thuộc 6 tỉnh, thành phố khu vực Đông Nam Bộ đã ký kết thỏa thuận hợp tác tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số.

Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh đã thực hiện ký kết hợp tác về chuyển đổi số giáo dục.

so-giao-duc-va-dao-tao-cac-dia-phuong-dong-nam-bo-ky-ket-thuc-day-chuyen-doi-so.jpg
Sở Giáo dục và Đào tạo các địa phương Đông Nam Bộ ký kết thúc đẩy chuyển đổi số

Thông qua việc ký kết hợp tác, các đơn vị sẽ cùng hợp tác triển khai các giải pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số giáo dục và đào tạo trên địa bàn, nhằm mục tiêu xây dựng thành công mô hình giáo dục thông minh và phát triển xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Cụ thể, các đơn vị sẽ trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ xây dựng và triển khai các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số nhằm kiến tạo thành công hệ sinh thái phần mềm chuyển đổi số cho ngành giáo dục.

Trao đổi kinh nghiệm, các giải pháp hạ tầng nhằm vận hành và khai thác hiệu quả hạ tầng dịch vụ kỹ thuật, công nghệ, đảm bảo an ninh, an toàn thông tin và các chuẩn kết nối, chia sẻ dữ liệu;

quang-canh-hoi-thao.jpg
Quang cảnh buổi ký kết

Chia sẻ cơ sở dữ liệu về hồ sơ học sinh và kết quả học tập, phục vụ việc liên thông học bạ số, chuyển trường tích hợp chứng thư số.

Xây dựng kế hoạch, luân phiên tổ chức các sự kiện liên tỉnh về các nội dung ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số dành nhằm tăng cường nhận thức về chuyển đổi số, huy động đóng góp sáng kiến cho ngành. Chia sẻ các kho tài nguyên số dùng chung như học liệu số và các tài nguyên số khác;

Đặc biệt là tăng cường liên kết đào tạo và xây dựng các chương trình đào tạo cán bộ giáo viên và học sinh về công nghệ thông tin và chuyển đổi số theo chuẩn quốc tế. Thỏa thuận hợp tác này có thời hạn hai năm, tính từ thời điểm các bên ký kết.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Chuyển đổi số ngành giáo dục tại khu vực Đông Nam bộ