Thị trường chứng khoán trong nước đã có 6 phiên sụt giảm liên tiếp ngay cả khi thị trường chứng khoán thế giới vẫn tăng trưởng khá tốt.
Chưa rõ là nguyên nhân nào nhưng khi ra báo cáo GDP trong quý 2 tăng 0,36% là tỷ lệ dương so với dự báo thị trường vẫn cắm đầu giảm khá lớn. Dù vậy, tỷ lệ tăng trưởng này được giới chuyên môn đánh giá là khá tốt so với thế giới. Dự kiến GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng hơn 4%.
Ảnh minh họa
Với các kết quả đạt được của tăng trưởng kinh tế cũng như tăng trưởng của doanh nghiệp trong quý 2 năm nay. Thị trường đã có những phản ứng trái chiều so với những kết quả khả quan trong các phiên giao dich trước đặc biệt là phiên giao dich cuối tháng 6 vừa qua.
Trong khi phiên giao dịch sáng thị trường tăng trưởng khá tốt giúp chỉ số duy trì sắc xanh khá mạnh, chỉ số VN-index vượt mốc 830 điểm một cách ngoạn mục thì phiên chiều nhiều lệnh bán mạnh đã khiến cho thị trường giảm tương đối lớn. Chỉ số Vn-index vì thế lỡ hẹn với mốc 830 trong phiên 30/6.
Bước sang phiên giao dịch đầu tháng 7/2020, thị trường chứng khoán có những diễn biến khá bất ngờ, điều này khiến cho giới đầu tư rất khó để phán đoán các tình huống cũng như kịch bản của thị trường.
Ngay từ đầu phiên giao dịch mặc dù thị trường thế giới trong các phiên trước đó có tốc độ bứt phá khá ngoạn mục như thị trường chứng khoán Mỹ, Nhật Bản và các thị trường khác ở châu Á, châu Âu nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn tăng rất nhỏ giọt trong khoảng giai đoạn sáng nay.
Cho đến khi dòng tiền bắt đầu nhập cuộc với việc tiền chảy mạnh vào các nhóm cổ phiếu trụ cột cùng với nhóm cổ phiếu ngân hàng khiến cho chỉ số tăng khá tốt. Thị trưởng có vẻ chỉ lình xình trong giai đoanh đầu của phiên giao dịch và sau đó với sự tham gia khá chủ động của bên mua nên chỉ số tịnh tiến khá đều và bứt phá mạnh ở nhiều nhóm cổ phiếu.
Trước hết phải kể đến sự tăng điểm của nhóm cổ phiếu lớn, nếu không có sự tăng điểm mạnh trở lại của nhóm này xuất phát từ các cổ phiếu như VHM, VIC, VNM, VCB, BVH, GAS, MSN, SAB… thị không thể có được sự tăng điểm số lớn như phiên nay. Khi tâm lý nhà đầu tư được cởi bỏ, dòng tiền tham gia ngày càng tích cực khiến cho thị trường duy trì tốt sắc xanh cho đến hết phiên giao dịch.
Nhóm cổ phiếu có ảnh hưởng lớn đến thị trường giai đoạn này ngoài nhóm trụ cột kể trên có thể nói nhóm ngân hàng và nhóm cổ phiếu chứng khoán là các tác nhân quan trọng giúp thị trường tăng trưởng tốt và là nút thắt tháo bỏ tâm lý bi quan trong 6 phiên giao dịch vừa qua. Cổ phiếu nhóm ngân hàng cũng là đông lực thúc đẩy dòng tiền chủ động tham gia mua vào trong phiên giao dịch đầu tháng 7.
Cụ thể, có thể thấy dòng tiền trong những phiên vừa qua đã tham gia trở lại với nhóm ngân hàng, nhóm được gọi là cổ phiếu "vua" trên sàn. Trong nhóm này, VCB luôn là động lực giúp cho cả nhóm hưng phấn.
Phiên giao dịch ngày 1/7, cổ phiếu VCB tăng 2.400 đồng lên 82.700 đồng/cp với khối lượng khớp đạt hơn 404 nghìn đơn vị. Tiếp theo cổ phiếu BID của ngân hàng đầu tư và phát triền Việt Nam cũng là một trong những cổ phiếu nhạy bén nhất với thị trường khi tăng 1.300 đồng lên 39.200 đồng/cp với thanh khoản đạt hơn 769 nghìn đơn vị.
Đối với nhóm cổ phiếu ngân hàng, ngoài hai đơn vị lớn là VCB và BID thì các cổ phiếu của nhóm như CTG, VPB, TCB, STB, MBB hay ACB cũng đóng góp phần lớn cho sự tăng trưởng của thị trường. Dòng tiền thông minh đã bắt đầu len lỏi vào các cổ phiếu ngân hàng có tăng trưởng tốt trong các quý vừa qua.
Cụ thể là cổ phiếu CTG tăng lên mức 22.300 đồng/cp tăng 750 đồng với khối lượng khớp lệnh đạt hơn 2,1 triệu đơn vị; cổ phiếu VPB tăng 1.150 đồng/cp lên mức 21,600 đồng/ cp với khối lượng đạt hơn 2,25 triệu đơn vị, đây được cho là ngân hàng tư nhân tăng trưởng mạnh nhất trong nhóm cổ phiếu ngân hàng phiên hôm nay.
VPB cũng là ngân hàng đang có sự cố về việc cho vay tiêu dùng ở đơn vị cho vay là FE Credit. Tuy nhiên, do là đơn vị độc lập nên khi cả nhóm ngành tăng trưởng thì VPB có cú bứt phá khá tốt so với các đơn vị còn lại.
Cổ phiếu nhóm ngân hàng tăng trưởng không thể thiếu STB hay ACB đây là các nhà băng mà quá trình tái cấu trúc rất tốt trong giai đoạn vừa qua.
Cổ phiếu ACB tăng 400 đồng lên 23.200 đồng/cp với khối lượng đạt hơn 1,67 triệu đơn vị và cổ phiếu STB tăng 450 đồng lên 11.200 đồng/cp với tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 9,1 triệu đơn vị. Cổ phiếu STB cũng là cổ phiếu có khối lượng giao dich tốt trong nhóm các cổ phiếu ngân hàng giai đoạn vừa qua.
Kế tiếp sự hứng khởi của thị trường, có thêm đà tăng từ cổ phiếu bất động sản, xây dựng hay các cổ phiếu cơ bản. Trong nhóm này, sự góp phần vào tăng trưởng phiên giao dịch này phải kể đến nhóm cổ phiếu công nghệ như DGW, FPT và MWG.
Trong đó DGW tăng trần lên mức 40,950 đồng/cp tăng 2650 đồng/cp, cổ phiếu FPT tăng 550 đồng lên 46,200 đồng/cp với khối lượng giao dịch đạt hơn 866 nghìn đơn vị và cổ phiếu MWG tăng 1.200 đồng lên 82.000 đồng/cp với thanh khoản đạt hơn 311 nghìn đơn vị.
Nhóm cổ phiếu tạo sự hưng phấn như nhóm xây dựng là CTD HBC đều tăng trần với lượng dư mua trần lớn hoặc nhóm cổ phiếu ngành thép là HPG HSG cũng có cú bứt tốc mạnh, với sự tham gia mạnh của dòng tiền sau quá trình giảm trong 6 phiên trước đó.
Cổ phiếu HSG tăng 550 đồng lên 12.000 đồng/cp với tổng khối lượng giao dịch đạt gần 8,3 triệu đơn vị; cổ phiếu HPG tăng 600 đồng lên 27.400 đồng/cp với tổng khối lượng khớp lệnh đạt 10,8 triệu đơn vị trong đó khối ngoại mua vào hơn 1,4 triệu đơn vị và bán ra hơn 1,1 triệu đơn vị.
Như vậy, với sự đồng thuận của các nhóm cổ phiếu trên sàn và dòng tiền bắt đầu tham gia mạnh trở lại. Thị trường đã có phiên tăng điểm mà giới đầu tư đánh giá là khá bất ngờ bởi phiên trước đó thị trường vẫn còn khá u ám khi cuối phiên áp lực bán khiến cho chỉ số không thể giữ mốc 830 trong phiên sáng.
Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số Vn-index tăng khá mạnh khi tăng đến 18,38 điểm tương ứng tăng 2,23% lên mức 843,490 điểm với khối lượng đạt hơn 303,5 triệu đơn vị và tổng giá trị là 4,655 tỷ đồng.
Sàn Hà Nội tăng 1,93 điểm tương ứng tăng 1,76% lên mức 111,69 điểm với khối lượng đạt 35,9 triệu đơn vị và giá trị là 330,6 tỷ đồng.
Sản phẩm phái sinh đóng cửa phiên giao dịch cũng tăng khá tốt. Với sản phẩm phái sinh kỳ hạn tháng 7/2020 chốt ở mức 768,6 điểm tăng 16,1 điểm với tổng số hợp đồng là gần 198 nghìn đơn vị khớp lệnh.
Như vậy, sau 6 phiên giảm liên tiếp, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có phiên tăng điểm trở lại với sự bứt phá ngoạn mục với dòng tiền tham gia khá chủ động.