Cây dứa là loại cây tương đối phổ biến ở nước ta và được Đông y ghi nhận là một trong những loại thảo dược có tác dụng hiệu quả đối với bệnh tiểu đường.
Theo kinh nghiệm dân gian, người dân thường dùng lá dứa dại (còn gọi là lá thơm, lá dứa dại, cây nếp) để làm gia vị chế biến thực phẩm như rau câu, nấu xôi, chè, bánh và kẹo...thậm chí mùi thơm đặc trưng của lá dứa còn có tác dụng đuổi dán, giải cảm và trị gàu.
Bên cạnh đó, lá cây dứa dại có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả - căn bệnh xếp thứ 3 ở mức độ nguy hiểm gây tử vong cao trên toàn thế giới.
Giải mã công dụng của cây dứa dại
Dứa dại tên khác là dứa gai, dứa gỗ... là một loài câu nhỏ, cao 1-2m. Thân cây dứa dại có rễ phụ dài, lá mọc tập trung ở ngọn, hình dải dẹp, cứng, mép và gân giữa có gai cứng. Cụm hoa của cây dứa dại gồm hoa đực và hoa cái. Khi quả dứa dại chín có màu vàng.
Những bộ phận như lá hay rẽ dứa hoặc quả dứa, hạt quả được Đông y sử dụng làm vị thuốc từ lâu đời. Để làm thuốc, dứa dại được thu hái quanh năm, rửa sạch, thái lát phơi hay sấy khô cắt để dùng dần.
Dứa dại, loài cây phổ biến ở nước ta
Theo Đông y, lá dứa dại có vị đắng cay, thơm với công năng sát khuẩn, hạ nhiệt làm long đờm, lợi niệu. Với bộ phận rễ, có vị ngọt nhạt, tính mát, công hiệu lương huyết, lợi tiểu, tiêu độc trừa đàm, phát hãn (ra mồ hôi) dùng trị cảm mạo, phát sốt, viêm thận, viêm đường tiết niệm... Ngoài ra, quả dứa dại còn được dùng trị lỵ, ho, hạt quả trị viêm tinh hoàn hay trĩ...
Bài thuốc trị tiểu đường bằng lá dứa
Bài thuốc thứ nhất:
Lá dứa dại đem rửa sạch, cắt thành từng khúc và phơi khô nhưng đảm bảo vẫn còn màu xanh. Sau đó, lấy 10 lá dứa nấu với 2.5 lít nước sôi. Trong quá trình nấu, lượng nước còn lại chừng 2 lít là có thể dùng được. Tuy nhiên, 2 lít nước là dứa này bạn uống hết trong một ngày và uống trước mỗi bữa ăn chừng 20 phút.
Nếu một ngày ăn 3 bữa thì mỗi lần uống 0,7 lít nước lá dứa. Bạn nên sử dụng thường xuyên trong khoảng 1-3 tuần thì tác dụng của lá dứa mới bắt đầu có kết quả.
Lá dứa dại có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả
Bài thuốc thứ hai:
Lá dứa dại đem rửa sạch, cắt thành khúc và phơi khô. Tiếp đến, hãm với nước nóng uống như trà bình thường.
Khi dùng bài thuốc lá dứa, bạn nên ghi số lượng uống và thời gian uống để theo dõi tình hình của đường huyết. Khi sử dụng được một tuần, bạn nên đo đường huyết để điều chỉnh lượng lá dứa cho phù hợp mặc dù lá dứa lành tính. Thời gian đầu mới sử dụng, nhiều người có tâm lý uống càng nhiều thì càng nhanh khỏi bệnh. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng một lương nhỏ lá dứa khi mới bắt đầu sử dung và sau đó tăng dần lượng lá dứa.
Ngoài ra, để góp phần điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả, người bệnh nên có chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục hàng ngày đều đặn để kiểm soát tốt lượng đường huyết trong máu.