Chủ động gỡ khó tình trạng thiếu giáo viên các môn đặc thù

Minh Anh| 08/12/2022 10:10
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Tình trạng thiếu giáo viên các môn đặc thù như Âm nhạc, Mỹ thuật, tiếng Anh, Tin học... kéo dài nhiều năm nay trên phạm vi cả nước. Trong khi đó, đây là những môn để học sinh phát triển toàn diện không chỉ về kiến thức mà nhiều kỹ năng sống khác. Chính vì vậy, Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh đã có những đề xuất để giải quyết tình trạng này.

Tình trạng thiếu giáo viên các môn đặc thù như Âm nhạc, Mỹ thuật, tiếng Anh, Tin học... đã kéo dài nhiều năm nay ở nhiều tỉnh thành phố do thiếu nguồn, chế độ đãi ngộ thấp.

Đặc biệt tại TP Hồ Chí Minh là nơi có rất nhiều trường học quốc tế nhưng lượng giáo viên các môn đặc thù này cũng không đủ để cung cấp nhu cầu thực tế.

16-11-2018-giao-vien-day-am-nhac-trong-cac-truong-pho-thong-con-han-che-df9b9dff-details.jpg
Tình trạng thiếu giáo viên các môn đặc thù như Âm nhạc, Mỹ thuật, tiếng Anh, Tin học... đã kéo dài nhiều năm nay.

Gần kết thúc học kỳ 1, năm học 2022-2023 nhưng TP Hồ Chí Minh vẫn thiếu lượng lớn giáo viên để có thể đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ giáo viên đứng lớp ở các bậc học.

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh, thành phố hiện có 78.486 giáo viên từ bậc mầm non đến trung học phổ thông. Đầu năm học, thành phố đã tuyển được 3.244 giáo viên mới nhưng hiện vẫn thiếu 5.939 giáo viên theo biên chế.

Trong đó, chỉ riêng bậc trung học phổ thông thiếu số ít giáo viên còn lại khối mầm non, tiểu học, trung học cơ sở thiếu cả ngàn giáo viên ở mỗi bậc. Các vị trí giáo viên thiếu nhiều nhất là Công nghệ, Tin học, các môn Nghệ thuật (Âm nhạc và Mỹ thuật).

Trên cơ sở tiếp tục rà soát, nắm lại nhu cầu giáo viên, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh dự kiến tổ chức tuyển dụng giáo viên đợt 2 trong năm học này, vào khoảng tháng 2/2023.

Các đơn vị được phân cấp tuyển dụng và tự chủ tài chính tiếp tục tổ chức tuyển dụng theo khả năng, nhu cầu.

Nguyên nhân thiếu nguồn tuyển, chế độ đãi ngộ thấp trong khi đó yêu cầu công việc khá cao là nguyên nhân chính khiến việc tuyển dụng giáo viên rất khó khăn, nhất là những bộ môn đặc thù này.

Mặt khác, hiện yêu cầu về trình độ chuyên môn với giáo viên bậc tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đều từ cử nhân trở lên. Điều này gây khó khăn trong việc tuyển đầu vào.

Giải quyết các vướng mắc nêu trên để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tuyển dụng giáo viên, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố đang phối hợp với các sở, ban, ngành xây dựng đề án "Xây dựng chế độ chính sách đối với viên chức là giáo viên cấp tiểu học các bộ môn tiếng Anh, Tin học, Giáo dục thể chất, Âm nhạc, Mỹ thuật trước yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay khi triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018."

Sở cũng đề xuất Ủy ban Nhân dân thành phố kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh định mức số tiết dạy của giáo viên tiểu học, trung học cơ sở đối với giáo viên các bộ môn Nghệ thuật (Âm nhạc, Mỹ thuật), Tin học và Công nghệ, tiếng Anh như định mức tiết dạy của giáo viên trung học phổ thông.

phuong-an-tuyen-sinh-truong-dai-hoc-my-thuat-cong-nghiep-nam-2020.jpg
Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu nguồn, chế độ đãi ngộ thấp.

Trước mắt, nhằm đảm bảo hoạt động dạy học trong điều kiện thiếu giáo viên, các trường chủ động liên kết để chia sẻ giáo viên thỉnh giảng hoặc ký kết hợp đồng lao động ngắn hạn. Sở Giáo dục và Đào tạo đã ký kết với các Trường Đại học Sài Gòn, Trường Đại học Sư phạm-Đại học Huế, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh để đào tạo giáo viên.

Năm học 2022-2023 các trường này đã tuyển được 750 sinh viên ngành đào tạo giáo viên theo nhu cầu của thành phố (sinh viên có hộ khẩu tại TP Hồ Chí Minh).

Đọc tiếp
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Chủ động gỡ khó tình trạng thiếu giáo viên các môn đặc thù