Chân dung bầu Kiên - đại gia bí ẩn và quyền lực ngành ngân hàng

Theo TTXVN| 21/08/2012 10:36
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Sự việc bầu Kiên bị bắt giữ để điều tra đang là thông tin đáng chú ý nhất hiện nay.

Luôn xuất hiện với vai trò là những ông bầu giàu có trong làng thể thao, tuy nhiên,   bầu Kiên, bầu Hiển lại là những doanh nhân rất quyền lực trong ngành ngân hàng.

Mặc dù không còn giữ “ghế” trong Hội đồng quản trị ngân hàng ACB nhưng bầu Kiên vẫn được biết đến là người có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng này.

Họ tên

Nguyễn Đức Kiên

Năm sinh

1964 (48 tuổi)

Quên quán

Hà Bắc

Chức vụ

Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập ACB

Phó Chủ tịch HĐQT CTCP Du lịch Dịch vụ Chợ Lớn

Thành viên HĐQT CTCP Du lịch Thiên Minh

Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ CTCP Tập đoàn Tài chính Á Châu

Chủ tịch CLB Bóng đá Hà Nội

Phó Chủ tịch CTCP Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam  - VPF

Gia đình

Vợ: Đặng Ngọc Lan

Em: Nguyễn Đức Cương

Em: Nguyễn Thúy Hương

Em: Nguyễn Thúy Lan

Tài sản

 

Sinh năm 1964, năm nay mới 48 tuổi nhưng mái đầu bạc trắng đã làm cho ông bầu này có phần già hơn so với tuổi.

Thời trai trẻ bầu Kiên theo học tại Đại học kỹ thuật quân sự-Bộ Quốc phòng (từ 1980-1981) và sau đó học tại Trường kỹ thuật quân sự Zalkamatê, Hunggary (1981-1985).

Trong gần 10 năm sau đó, ông Kiên là cán bộ của Tổng công ty Dệt-May.

“Đại gia” ngân hàng

Năm 1994, ông Kiên cùng với các ông Trần Mộng Hùng, Phạm Trung Cang, Trịnh Kim Quang… sáng lập ra ngân hàng TMCP Á châu – ACB. Hiện nay, ACB là ngân hàng dẫn đầu trong nhóm các ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh.

Từ năm 1994-2008, ông Kiên giữ chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT của ACB và trong đó giữ chức vụ Tổng giám đốc của ngân hàng này từ 2004-2006.

Báo cáo thường niên năm 2011 của ACB cho biết: ông Kiên từng là Chủ tịch Hội đồng Đầu tư, hiện này là thành viên thường trực Ủy ban Nhân sự, và thành viên Ủy ban Quản lý rủi ro.

 

Các thành viên Hội đồng sáng lập của ACB

Năm 2008, ông Kiên cùng một số sáng lập viên khác của ACB rút ra khỏi các vị trí trong HĐQT và hình thành nên “Hội đồng sáng lập” gồm 6 thành viên. Ông Trần Mộng Hùng là Chủ tịch và ông Kiên là Phó Chủ tịch.

Đến trước khi thôi làm thành viên HĐQT của ACB, vợ chồng ông Kiên và 3 em của ông Kiên nắm giữ 9,71% cổ phần của ACB.

Trong đó, ông Kiên nắm giữ 3,75% và bà Đặng Ngọc Lan – vợ ông Kiên – nắm giữ 4,11%.

Giả sử tỷ lệ này vẫn giữ nguyên đến hiện tại thì số cổ phiếu ACB mà vợ chồng ông Kiên nắm giữ có trị giá hơn 1.900 tỷ đồng và mỗi người đều đứng trong top 20 người giàu nhất trên thị trường chứng khoán.

Ngân hàng ACB có đầu tư vào nhiều ngân hàng khác như Eximbank, Vietbank, Đại Á… và các nhân vật chủ chốt của ACB như ông Kiên cũng có thể có cổ phần tại các ngân hàng này.

Tại buổi tổng kết của VFF tháng 9/2011, chính bầu Kiên đã nhấn mạnh tầm ảnh hưởng đến ngân hàng Eximbank: “Với tư cách là cổ đông chính của Eximbank, tôi đề nghị Eximbank yêu cầu Liên đoán bóng đá Việt Nam xem xét, chấn chỉnh giải bóng đá vô địch quốc gia…”

Mỗi khi CLB Bóng đá Hà Nội đá trên sân nhà, ta có thể nhận thấy logo của 5 ngân hàng bao quanh sân gồm ACB, Eximbank, Techcombank, Đại Á và Vietbank.

Ông Hồ Hùng Anh – Chủ tịch Techcombank và ông Phạm Trung Cang – Phó Chủ tịch Eximbank từng tuyên bố cùng bầu Kiên phát triển CLB Bóng đá Hà Nội.

Bầu Kiên từng có cổ phần tại ngân hàng Kiên Long nhưng đã bán đi toàn bộ cổ phần tại ngân hàng này.

Khi các thông tin về việc Sacombank bị thâu tóm mới xuất hiện, bầu Kiên là một trong những cái tên được nhắc đến đầu tiên cùng với ông Trầm Bê. Tuy nhiên, khi mọi việc đã kết thúc, vẫn không thấy tên bầu Kiên xuất hiện mà chỉ có ông Phạm Hữu Phú đại diện cho Eximbank và ông Trầm Bê đại diện cho ngân hàng Phương Nam.

Doanh nhân đa ngành

Với bóng đá, Bầu Kiên là một trong những doanh nhân tiên phong đầu tư vào lĩnh vực này. Tuy nhiên, CLB Hà Nội ACB của ông Kiên chưa gặt hái được thành tích đáng kể nào, đã 2 lần rớt hạng trong những mùa gần đây.

Bên cạnh lĩnh vực ngân hàng và bóng đá, bầu Kiên còn đầu tư vào rất nhiều lĩnh vực khác như du lịch, may mặc… Ông Kiên đã từng là Chủ tịch của Liên doanh dầu nhờn Caltex và Phó Chủ tịch của Liên doanh KFC Việt Nam.

Trong lĩnh vực du lịch, bầu Kiên có “ghế” trong hội đồng quản trị của CTCP Dịch vụ Du lịch Chợ Lớn (cùng với ông Phạm Trung Cang) và CTCP Du lịch Thiên Minh.

Năm 2011, công ty Thiên Minh được biết đến nhiều với thương vụ chi 45 triệu USD mua lại chuỗi khách sạn Victoria.

Theo báo cáo thường niên năm 2011 của Ngân hàng ACB thì hiện nay bầu Kiên là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn tài chính Á Châu. Nhiều khả năng đây là công ty quản lý các khoản đầu tư của ông Kiên.

Công ty này thành lập năm 2009, có trụ sở chính tại số 57B Phan Chu Trinh, phường Phan Chu Trinh - Hoàn Kiếm – Hà Nội.

Chơi xe sang biển đẹp

Hình ảnh chiếc xe Phantom Rồng hàng độc ở sân Hàng Đẫy được cho là của bầu Kiên

Chân dung bầu Kiên - đại gia bí ẩn và quyền lực ngành ngân hàng

Chiếc xe siêu sang Rolls-Royce Phantom ở sân Hàng Đẫy

Chiếc xe siêu sang Rolls-Roy

. Chân dung bầu Kiên - đại gia bí ẩn và quyền lực ngành ngân hàng

Chân dung bầu Kiên - đại gia bí ẩn và quyền lực ngành ngân hàng

ce Phantom ở sân Hàng Đẫy

Bóng lộn và vệ vệ, Phantom giống như một chiếc

Bóng lộn và bệ vệ, Phantom giống như một chiếc "phi cơ trên mặt đất".  Logo Rồng trên thân xe

Logo Rồng trên thân xe.

 Chiếc xe đeo biển 51

Chiếc xe đeo biển 51.

Khá nhiều người tò mò đứng cạnh nhìn ngắm chiếc xe hàng độc

Khá nhiều người tò mò đứng cạnh nhìn ngắm chiếc xe hàng độc. Chân dung bầu Kiên - đại gia bí ẩn và quyền lực ngành ngân hàng

Còn đây là chiếc Bentley Continental Flying Spur mang biển 56P luôn đỗ trước cửa sân Hàng Đẫy của bầu Kiên.

Chân dung bầu Kiên - đại gia bí ẩn và quyền lực ngành ngân hàng

Được đặt cho biệt danh "tàu cao tốc bọc nhung" - chiếc siêu xe này có giá trên 500.000 USD khi về đến Việt Nam

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Chân dung bầu Kiên - đại gia bí ẩn và quyền lực ngành ngân hàng