Ngân hàng

Cần làm gì khi thẻ tín dụng bị hack?

Tuấn Dũng 06/07/2023 - 09:58

Thẻ tín dụng bị hack là điều rất dễ xảy ra. Ngày nay, các hacker ngày càng sử dụng nhiều công nghệ hiện đại hơn để thực hiện mục đích xấu.

Mặc dù bạn đã có những biện pháp bảo vệ thẻ tín dụng như sử dụng mật khẩu mạnh, kiểm soát hoạt động của thẻ nhưng nếu chẳng may thẻ tín dụng bị hack thì phải làm thế nào?

Ngay khi nghi ngờ thông tin thẻ tín dụng của mình đang bị sử dụng và có những hoạt động lạ thì cần có những hành động xử lý kịp thời dưới đây để tránh mất tiền oan.

ffwfwfwq.jpg
Ảnh minh họa

Liên hệ ngân hàng khóa thẻ

Nếu chắc chắn thẻ tín dụng của mình bị lấy cắp thông tin thì cần phải liên hệ ngay với ngân hàng để báo tình hình và khóa thẻ càng nhanh càng tốt.

Lúc đó ngân hàng sẽ hỏi bạn chi tiết về thông tin của chủ thẻ, thời điểm phát hiện có những giao dịch bất thường, tên công ty giao dịch… để xác minh thông tin trước khi khóa thẻ.

Hủy ngay giao dịch lạ

Tất cả các giao dịch sẽ đều có mã xác nhận hoặc thông tin của công ty mua hàng. Khi thấy những giao dịch lạ đó thì bạn hãy gửi mail hoặc gọi điện tới công ty để thông báo về những giao dịch mà không phải do bạn thực hiện.

Trong nội dung phản hồi hãy trình bày rõ ràng thẻ tín dụng của mình bị hack, đề nghị hủy đơn hàng. Nếu trong mail thì hãy có thêm ảnh chứng minh rằng thẻ tín dụng đã bị đánh cắp thông tin.

Cập nhật thông tin khóa thẻ từ ngân hàng

Khi đã liên hệ với ngân hàng để khóa thẻ thì cũng cần theo dõi quá trình khóa thẻ đang tiến hành tới bước nào. Bạn cũng có thể hỏi từ phía ngân hàng xem có những ai đã dùng tài khoản của mình, có thanh toán giao dịch lạ nào không.

ffsf.jpg
Ảnh minh họa

Một số thủ đoạn chính mà kẻ gian hack tài khoản thẻ tín dụng:

Cài mã độc trên thiết bị nạn nhân để thu thông tin thẻ, thông qua việc để nạn nhân click vào các đường liên kết lạ trên email, chat, website thương mại điện tử...

Ngoài ra, kẻ gian mua bán thông tin tài khoản ngân hàng từ các tổ chức tội phạm mạng.

Kẻ gian cũng có thể tấn công chiếm đoạt thông tin tài khoản ngân hàng sử dụng kỹ thuật skimming - đánh cắp thông tin thẻ tín dụng bằng thiết bị khác.

Có thể kể đến việc dùng máy ghi âm ghi lại âm thanh tại ATM để phân tích mã số PIN được nhập, gắn camera tại các điểm rút tiền ATM để chụp lấy thông tin liên quan hành vi gõ phím của nạn nhân để lấy mã PIN.

ufff.jpg
Ảnh minh họa

Tội phạm còn có thể làm giả căn cước công dân hoặc chứng minh thư của chủ tài khoản ngân hàng, thuê người đến các đại lý của ngân hàng để yêu cầu thay đổi số điện thoại gắn với tài khoản ngân hàng của nạn nhân.

Nếu thực hiện trót lọt, kẻ gian sẽ lấy được tài khoản thẻ ngân hàng của nạn nhân.

Một cách phổ biến khác là  tội phạm chiếm đoạt quyền kiểm soát sim điện thoại, từ đó nâng cấp chiếm đoạt các tài khoản khác như mạng xã hội, ví điện tử và tài khoản thẻ ngân hàng.

Do đó, người dùng cần thận trọng trong việc bảo vệ thông tin thẻ ngân hàng khi tham gia các giao dịch hoặc trao đổi trên môi trường mạng.

Do vậy, cần thiết lập bảo mật tài khoản ngân hàng 2 lớp và đồng thời bảo vệ mã OTP, sử dụng thông tin sinh trắc học để nâng cao mức độ an toàn, bảo mật của thông tin tài khoản ngân hàng.

Khách hàng cũng cần tránh bị lừa đảo chiếm đoạt quyền điều khiển sim điện thoại thông qua các cuộc gọi lạ đề nghị hỗ trợ nâng cấp sim 3G lên 4G.

Ngoài ra, không click vào các liên kết lạ trên mạng và tránh tham gia các giao dịch không an toàn, không cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng cho bất cứ ai nếu thấy không an toàn trên các nền tảng khác nhau.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Cần làm gì khi thẻ tín dụng bị hack?