Bộ GTVT : Cần huy động 200.000 tỷ đồng vốn xã hội hóa để phát triển cảng biển

Trang Nhi| 26/01/2021 17:10
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Các chuyên gia cảng biển cho rằng, để thu hút doanh nghiệp tư nhân, huy động vốn xã hội hóa, Nhà nước cần đầu tư trước hạ tầng giao thông cảng.

Lãnh đạo Cục Hàng hải Việt Nam (Bộ GTVT) cho biết, để thu hút khoảng 200.000 tỷ đồng đầu tư phát triển cảng biển trong 10 năm tới, ngoài nguồn vốn ngân sách, cần hoàn thiện cơ chế để huy động vốn xã hội hóa từ tư nhân và để nhà đầu tư yên tâm đưa vốn vào cảng biển, một trong những yếu tố quyết định là các Bộ, ngành liên quan cân đối lại giá dịch vụ xếp dỡ tại cảng biển ngang bằng với khu vực và quốc tế.

Theo đó, Đề án quy hoạch cảng biển của Bộ GTVT nêu rõ, trong tổng nguồn vốn dự kiến huy động, kết cấu hạ tầng công cộng cảng biển cần từ 35.000 - 40.000 tỷ đồng, để huy động được nguồn vốn này, Đề án xác định tiếp tục hoàn thiện cơ chế để khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp từ nhân tham gia.

cang-bien.jpg
Cần huy động 200.000 tỷ đồng vốn xã hội hóa để phát triển cảng biển

Ông Nguyễn Xuân Sang, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam cho biết, đơn vị sẽ tham mưu Bộ GTVT, Chính phủ các dự án ưu tiên sử dụng vốn ngân sách; Đồng thời, phối hợp với các địa phương đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu, xúc tiến để kêu gọi các nguồn vốn tư nhân tham gia đầu tư cảng biển đáp ứng nhu cầu phát triển theo quy hoạch được duyệt.

Các chuyên gia cảng biển cho rằng, để thu hút doanh nghiệp tư nhân, huy động vốn xã hội hóa, Nhà nước cần đầu tư trước hạ tầng giao thông cảng (luồng tàu, đê chắn sóng, đê chắn cát, bến đầu tiên…) sau đó đấu thầu cho thuê khai thác, như tại Bến cảng Cái Lân (cầu 5, 6, 7), Bến cảng container ODA Cái Mép, Bến cảng tổng hợp quốc tế Thị Vải và Bến cảng An Thới - Kiên Giang.

Còn theo ông Nguyễn Ngọc Huệ, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, ngoài việc huy động vốn xã hội hóa, Nhà nước cũng có thể đầu tư trước (hạ tầng công cộng như: Luồng tàu, đê chắn sóng, đê chắn cát và những bến đầu tiên), sau đó triển khai đấu thầu cho thuê khai thác.

Cách làm này đã được áp dụng tại 4 bến cảng được đầu tư bằng ngân sách Nhà nước và giao Cục Hàng hải VN làm đại diện cơ quan Nhà nước ký hợp đồng cho thuê khai thác gồm: Bến cảng Cái Lân (cầu 5, 6, 7), Bến cảng container ODA Cái Mép, Bến cảng tổng hợp quốc tế Thị Vải và Bến cảng An Thới - Kiên Giang.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bộ GTVT : Cần huy động 200.000 tỷ đồng vốn xã hội hóa để phát triển cảng biển