Giáo dục

Bộ GD&ĐT: Đề xuất thời điểm công khai sai phạm của giáo viên là cần thiết

Nguyễn Cúc 26/10/2024 - 07:11

Bộ GD&ĐT cho biết, dù có lo ngại rằng quy định về thời gian công bố sai phạm của giáo viên có thể xung đột với các quy định về phát ngôn và cung cấp thông tin, nhưng việc bảo vệ nhà giáo trong các trường hợp này sẽ góp phần đảm bảo môi trường giáo dục lành mạnh.

Ngày 25/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã giải thích một số điểm mới trong Dự thảo Luật Nhà giáo, dự kiến sẽ được Quốc hội xem xét lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Dự thảo này nêu rõ quyền và nghĩa vụ của nhà giáo, đồng thời bổ sung những quy định để tăng cường bảo vệ nhà giáo trong môi trường làm việc.

1-nvx_che_tan_cuon_20231217150141_20231220090942.jpg
Ảnh minh họa.

Một trong những nội dung đáng chú ý là quy định những điều mà các tổ chức, cá nhân không được làm đối với nhà giáo. Theo đó, không được vi phạm các chế độ, chính sách dành cho nhà giáo; không được công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức từ cơ quan có thẩm quyền.

Quy định này được Bộ GD&ĐT cho là cần thiết nhằm bảo vệ danh dự và uy tín của nhà giáo, nhất là trong bối cảnh mạng xã hội và các phương tiện truyền thông phát triển mạnh, dễ dẫn đến việc thông tin sai lệch lan truyền trước khi có kết luận chính thức.

Bộ GD&ĐT cho biết, dù có lo ngại rằng quy định này có thể xung đột với các quy định về phát ngôn và cung cấp thông tin, nhưng cho rằng việc bảo vệ nhà giáo trong các trường hợp này sẽ góp phần đảm bảo môi trường giáo dục lành mạnh cho người học.

Dự thảo Luật Nhà giáo gồm 5 chính sách quan trọng: định danh và chức danh nhà giáo; tiêu chuẩn tuyển dụng và chế độ làm việc; đào tạo và tôn vinh; cùng với các chính sách quản lý nhà nước về nhà giáo. Dự luật dự kiến sẽ được thảo luận vào ngày 9/11 tại Quốc hội.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bộ GD&ĐT: Đề xuất thời điểm công khai sai phạm của giáo viên là cần thiết