Bình Dương: Doanh nghiệp kêu cứu tại dự án 43ha “đất vàng”

Nhóm PV| 14/05/2020 16:25
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Khu đất 43 ha tại phường Hòa Phú, TP Thủ Dầu Một đã được Tổng Cty Bình Dương chuyển nhượng cho Cty Tân Phú bị Công an tỉnh Bình Dương xác định là "vật chứng" trong vụ án Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

Cơ quan điều tra thu giữ sổ đỏ 43ha “đất vàng”?

Liên quan đến việc thu giữ sổ đỏ 43ha “đất vàng” tại Bình Dương, ngày 5/5, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp CQĐT Công an Bình Dương tổ chức họp báo thông tin vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Tổng Công ty SX-XNK Bình Dương (TCty Bình Dương).

Theo đó, trong quá trình điều tra, Công an tỉnh Bình Dương xác định lô đất 43ha tại phường Hòa Phú, TP Thủ Dầu Một là “vật chứng” của vụ án.

Ngày 20/4/2020, Công an tỉnh Bình Dương ra quyết định 04 tạm giữ đồ vật tài liệu là 2 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho Công ty Tân Phú. Ngày 22/4/2020, Công an tỉnh Bình Dương làm việc với Công ty Tân Phú, Công ty cho biết đã thế chấp lô đất tại Ngân hàng. Vì vậy,  ngày 24/4/2020, Công an tỉnh Bình Dương ra quyết định số 05 thu giữ 2 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Ngân hàng quản lý.

Công an tỉnh Bình Dương cho biết, quá trình điều tra đã xác định, khu đất 43ha “chưa được đăng ký biến động” quyền sử dụng đất kể từ khi Công ty Kim Oanh mua 100% vốn góp của Công ty Tân Phú nên chưa đủ điều kiện chuyển quyền sử dụng đất theo Điều 188 Luật đất đai.

Đến nay, cơ quan Công an đã giao lô đất 43ha cho UBND tỉnh Bình Dương và UBND phường Hòa Phú quản lý. Ngoài ra, Công an tỉnh Bình Dương cho biết, đang điều tra việc Công ty Tân Phú thế chấp khu đất 43ha cho Ngân hàng để vay vốn 350 tỷ đồng.

Bình Dương: Doanh nghiệp kêu cứu tại dự án 43ha “đất vàng”

Bình Dương: Doanh nghiệp kêu cứu tại dự án 43ha “đất vàng”

Khu đất 43ha nơi đang xây dựng Khu đô thị Tân Phú đang bị tạm dừng

Tuy nhiên, phản bác lại thông tin này, Công ty Tân Phú khẳng định khu đất 43ha tại phường Hòa Phú, TP Thủ Dầu Một đã được, Tổng Công ty Bình Dương chuyển nhượng cho Công ty Tân Phú ngày 8/12/2016. Công ty Tân Phú đã được cấp giấy chứng nhận và đăng ký biến động quyền sử dụng đất ngày 1/3/2017. Theo quy định của pháp luật, Công ty Tân Phú là chủ sử dụng đất hợp pháp, có quyền đầy đủ đối với khu đất này, bao gồm quyền cho thuê, chuyển nhượng, thế chấp khu đất.

Theo giải thích của doanh nghiệp, khi Công ty Kim Oanh mua 100% vốn góp để trở thành chủ sở hữu của Công ty Tân Phú, thì chỉ có sự thay đổi thành viên góp vốn của Công ty Tân Phú, hoàn toàn không có sự biến động về sử dụng đất. Do đó, đòi doanh nghiệp phải “đăng ký biến động quyền sử dụng đất” khi có sự thay đổi thành viên góp vốn của doanh nghiệp là một đòi hỏi phi lý, không có căn cứ pháp luật.

Luật sư Trương Quốc Hòe (Trưởng VPLS Interla, Đoàn luật sư Hà Nội) nêu quan điểm: Trong vụ án này, chỉ duy nhất Tòa án mới có quyền tuyên thu hồi sổ đỏ hay không. Đến thời điểm hiện nay, sổ đỏ và dự án vẫn là của Tân Phú. Quyết định tạm giữ đồ vật, tài liệu của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương cũng đã khẳng định điều này khi ghi rõ “đồ vật, tài liệu nêu trên của Cty TNHH Đầu tư – Xây dựng Tân Phú”.

Theo Luật sư Hòe, Công an tỉnh Bình Dương viện dẫn Điều 188 Luật Đất đai để cho rằng Công ty Tân Phú không có quyền thế chấp tài sản là viện dẫn sai, áp dụng sai pháp luật vào tình huống cụ thể này. Bởi Công ty Tân Phú là chủ sử dụng đất hợp pháp theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp ngày 1/3/2017, có quyền thế chấp khu đất để vay vốn theo đúng Điều 188 Luật Đất đai. Việc lấy điều luật này để cho rằng, Công ty Tân Phú không có quyền thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn là nói không đúng, viện dẫn sai quy định của pháp luật”, Luật sư Hòe nhấn mạnh.

Luật sư Hòe nhấn mạnh, Công an tỉnh Bình Dương có quyết định “tạm giữ đồ vật, tài liệu” là 2 sổ đỏ của khu đất 43ha, khu đất này là quyền sử dụng đất hợp pháp của Công ty Tân Phú, không bị pháp luật hạn chế giao dịch. Vì vậy, Công ty Tân Phú hoàn toàn có quyền thế chấp, chuyển nhượng theo quy định của pháp luật. Công ty chỉ bị hạn chế khi có quyết định ngăn chặn của cơ quan có thẩm quyền. Do đó, việc thế chấp hoặc đề nghị thế chấp khu đất để vay vốn là quyền hợp pháp của chủ sử dụng đất, pháp luật cho phép trong Bộ luật dân sự và Luật Đất đai.

Doanh nghiệp lao đao

Theo tài liệu phóng viên có được, năm 2004, Tổng Công ty Bình Dương được Nhà nước giao hơn 567ha đất tại TP Thủ Dầu Một để thực hiện dự án đầu tư sân golf, khu đô thị và dịch vụ. Trong đó, khu đất có diện tích 43 hecta để thực hiện dự án Khu đô thị thương mại và dịch vụ Tân Phú.

Toàn bộ diện tích đất được giao này, Tổng Công ty Bình Dương thực hiện giải phóng mặt bằng bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nên không phải là đất công. Văn phòng Tỉnh ủy Bình Dương, Sở Tài chính tỉnh Bình Dương đã có văn bản xác nhận việc Tổng Công ty sử dụng vốn vay, vốn huy động để giải phóng mặt bằng.

Bình Dương: Doanh nghiệp kêu cứu tại dự án 43ha “đất vàng”

Văn bản của Tỉnh ủy Bình Dương

Để thực hiện dự án xây dựng Khu đô thị Tân Phú, ngày 21/7/2010, Tổng Công ty Bình Dương đã có văn bản gửi Thường trực Tỉnh ủy Bình Dương báo cáo xin chủ trương mời gọi doanh nghiệp có năng lực tài chính để hợp tác thực hiện dự án. Ngày 7/8/2010, Tỉnh ủy Bình Dương đã có văn bản chấp thuận chủ trương cho Tổng Công ty Bình Dương góp vốn thành lập doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn với số vốn góp là 60 tỷ đồng, chiếm 30% vốn điều lệ của doanh nghiệp thành lập mới để phát triển dự án trên khu đất 43 hecta.

Bình Dương: Doanh nghiệp kêu cứu tại dự án 43ha “đất vàng”

Bình Dương: Doanh nghiệp kêu cứu tại dự án 43ha “đất vàng”

Bình Dương: Doanh nghiệp kêu cứu tại dự án 43ha “đất vàng”

Bình Dương: Doanh nghiệp kêu cứu tại dự án 43ha “đất vàng”

Bình Dương: Doanh nghiệp kêu cứu tại dự án 43ha “đất vàng”

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa Tổng Công ty Bình Dương và Công ty Tân Phú

Ngày 8/9/2010, Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Tân Phú được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, với vốn điều lệ 200 tỷ đồng do hai thành viên góp vốn là Tổng Công ty Bình Dương (góp 30% vốn điều lệ, tương đương 60 tỷ đồng). 

Ngày 20/8/2016, Tổng Công ty có văn bản gửi Thường trực Tỉnh ủy Bình Dương đề nghị giữ lại khu đất 43hecta để thực hiện bàn giao cho Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Tân Phú thực hiện dự án theo thỏa thuận về việc góp vốn thành lập doanh nghiệp liên doanh phát triển dự án ký năm 2010; không chuyển giao cho doanh nghiệp thuộc Tỉnh ủy Bình Dương.

Ngày 29/8/2016, Tỉnh ủy Bình Dương có văn bản đồng ý để Tổng Công ty giữ lại khu đất 43 hecta để chuyển nhượng cho Công ty Tân Phú.

Trên cơ sở đó, ngày 8/12/2016, Tổng Công ty Bình Dương đã ký hợp đồng chuyển nhượng khu đất 43 hecta cho Công ty Tân Phú. Ngày 1/3/2017, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương đã làm thủ tục điều chỉnh biến động đất đai đối với khu đất 43 hecta, nghi nhận đơn vị sử dụng đất là Công ty Tân Phú.

Tuy nhiên, khoảng 2 tháng sau ngày 10/10/2018,  Văn phòng Tỉnh ủy tuyên bố việc chuyển nhượng 43ha đất cho Công ty Tân Phú  là “đất công”, đồng thời,  yêu cầu rà soát hồ sơ liên quan đến việc chuyển nhượng khu đất 43ha.

Sau đó, Văn phòng Tỉnh ủy Bình Dương thông báo thu hồi văn bản đồng ý chủ trương cho Tổng Công ty Bình Dương chuyển nhượng 30% vốn góp tại Công ty Tân Phú!?

Đại diện Công ty Tân Phú chia sẻ, kể từ khi bị cơ quan Công an tỉnh Bình Dương thu giữ 2 sổ đỏ và hiện trạng 43ha đã phát sinh nhiều hệ lụy trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt dự án không được triển khai,  đình trệ gây thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp.

Báo Công lý sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bình Dương: Doanh nghiệp kêu cứu tại dự án 43ha “đất vàng”