Bài toán lớp 3: Giáo viên “nát óc”, báo chí quốc tế “khóc ròng”

L.C| 21/05/2015 13:39
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Không chỉ khiến các giáo viên phải "nát óc" vì “độ khó”, bài toán dành cho học sinh một trường tiểu học ở Lâm Đồng tiếp tục làm cho báo chí quốc tế phải “khóc ròng”.

Đề bài toán yêu cầu học sinh "Điền các số từ 1 đến 9 vào ô trống để được kết quả đã cho".

Bài toán lớp 3: Giáo viên “nát óc”, báo chí quốc tế “khóc ròng”

Nhiều giáo viên cho rằng, bài toán với “9 ẩn số” (là những số tự nhiên từ 1 đến 9) mà chỉ có một phương trình, thì đòi hỏi người giải phải có tư duy và logic tốt, cùng với tính kiên trì dùng phương pháp “loại trừ” thì mới có thể cho ra đáp án cuối cùng, chứ chưa nói đến học sinh lớp 3.

Cũng theo nhiều bài báo, các thầy cô đều chia sẻ  đã phải “nát óc” với đề bài này, thậm chí còn “chịu thua” vì không thể đưa ra được lời giải trọn vẹn.

Trong khi đó, sau khi “gây bão” trong nước, bài toán ôn thi cuối học kỳ này đã gây xôn xao trong làng báo chí quốc tế. Nhiều độc giả nước ngoài đã phải… “khóc ròng” vì độ khó của nó.

Tờ The Guardian (Anh) đăng tải bài viết của tác giả Alex Bellos với tiêu đề: “Bạn có thể giải được bài toán dành cho một đứa trẻ 8 tuổi ở Việt Nam đã khiến các bậc phụ huynh và giáo viên đau đầu này không?”.

Bài toán lớp 3: Giáo viên “nát óc”, báo chí quốc tế “khóc ròng”

Bài viết của tác giả Alex Bellos với tiêu đề: “Bạn có thể giải được bài toán dành cho một đứa trẻ 8 tuổi ở Việt Nam đã khiến các bậc phụ huynh và giáo viên đau đầu này không?”.

Thậm chí, tác giả này đã phải thốt lên rằng: “Hãy quên Singapore đi!” nhằm ám chỉ đến bài toán “chia bò” cũng khá “khó nhằn” đối với học sinh nước này. Ông viết, mặc dù đây chỉ là một bài toán số học thông thường, nhưng nó không hề “dễ như một cuộc dạo chơi trong công viên” bởi nó có tới… 9 ẩn số!

Tiếp đó, Alex Bellos dẫn thông tin: “Việt Nam xếp thứ 17 trong môn Toán và thứ 8 trong môn Khoa học vượt xa rất nhiều nước phương Tây như Anh (xếp thứ 26 và 20) hay Mỹ (xếp thứ 36 và 28) trong bảng xếp hạng của PISA (bảng đánh giá năng lực học sinh từ 15 tuổi trở xuống qua các môn Toán, Khoa học, và đọc, và kết luận không quá khó hiểu khi họ (giáo viên) ra những đề toán kiểu này (cho học sinh)”.

Bài toán lớp 3: Giáo viên “nát óc”, báo chí quốc tế “khóc ròng”

"Không, tôi không thể giải được bài này. Những đứa trẻ 8 tuổi ở Việt Nam có thể làm bài toán này nhưng liệu chúng có phải học cái gì khác nữa không?”, một độc giả tên Jamie Condliffe bình luận.

Sau khi bài viết được đăng tải trên The Guardian một vài giờ, hơn 1.000 bình luận và lời giải đã được độc giả gửi về.

Nhiều cuộc tranh luận đã nổ ra khi ai cũng cho rằng đáp án của mình là đúng. Thậm chí, họ còn cho rằng bài toán này có thể có tới 128, 136 hoặc 144 đáp án.

“Tôi tự hỏi làm sao những đứa trẻ 8 tuổi có thể giải được bài toán này trừ phi chúng có một chiếc máy tính lượng tử trong đầu”, một độc giải bình luận.

Còn trên tờ Gizmodo, một độc giả đã bình luận: “Tôi cảm thấy mình thật may mắn vì không phải là một đứa trẻ 8 tuổi người Việt Nam”.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bài toán lớp 3: Giáo viên “nát óc”, báo chí quốc tế “khóc ròng”