Sau mỗi vụ, mọi người lại không khỏi ngỡ ngàng trước sự táo bạo và khả năng lừa đảo đến siêu phàm của những kẻ phạm tội. Ngoài những siêu lừa đảo đã nói tới, những cái tên sau đây cũng khiến mọi người phải "sởn gai ốc" bởi hành vi của họ.
Gerald Payne
Đây là một trong những vụ lừa đảo mang danh nhà thờ lớn nhất trong lịch sử Mỹ
Gerald Payne là cựu lãnh đạo của Giáo hội Quốc tế (GMIC) . Vào giữa thập niên 1990, Payne dùng nhân danh nhà thờ để thuyết phục gần 18.000 người góp vốn cho ông ta, hứa sẽ trả lãi lớn thông qua việc đầu tư vào vàng, bạc và trái phiếu nước ngoài.
Trên thực tế, Payne đã dùng séc để rút tiền dưới mức giới hạn thông báo 10.000 USD nhằm không bị phát hiện. Tuy nhiên, do Payne rút tiền bằng séc rất nhiều lần nên đã bị Thuế vụ Mỹ chú ý.
Khi ra tòa, Payne cho biết, số tiền đã bị dùng làm quà biếu chứ không phải được đầu tư. Và vụ lừa đảo Ponzi của Gerald Payne lấy mất của các nhà đầu tư gần 500 triệu USD.
Nhưng gây ấn tượng hơn cả là cách rút tiền của siêu lừa này. Đây là một trong những vụ lừa đảo mang danh nhà thờ lớn nhất trong lịch sử Mỹ.
Tại tòa án liên bang Tampa, Gerald Payne đã bị kết án 27 năm tù giam, với các tội danh lừa đảo, rửa tiền… còn vợ ông ta là Betty cũng phải ngồi tù 12 năm rưỡi.
David Dominelli
David Dominelli
Năm 1979, Domilelli mở một công ty ở California, Mỹ và hứa trả cho những nhà đầu tư góp vốn sớm mức lãi 40-50%. Đây là một vụ lừa đảo Ponzi kinh điển trong thời gian này.
Cách thức hoạt động của Dominellini là dùng tiền của nhà đầu tư đến sau trả cho nhà đầu tư đến trước, huy động được tới 80 triệu USD.
Nhưng đến năm 1983, gần 1.500 nhà đầu tư đã biết mình bị mắc bẫy của siêu lừa này, khiến ông ta dần dần không thể đáp ứng được khả năng rút vốn nữa.
Vào năm 1985, Dominelli bị kết án 20 năm tù giam và được tha bổng sau khi thụ án 10 năm. Ông ta qua đời vào năm 2009 tại Chicago.
Vụ lừa đảo Ponzi ở Albania
Vào năm 1997, một vụ Ponzi khổng lồ ở Albiania đổ bể, đẩy nước này rơi vào cảnh hỗn loạn tài chính, đồng thời châm ngòi cho một cuộc nổi dậy lớn, lật đổ chính phủ và khiến hơn 2.000 người dân thiệt mạng.
Mấy năm trước đó, Albania bước vào thời kỳ quá độ sang cơ chế thị trường tự do sau nhiều năm nằm dưới sự thống trị của chế độ độc tài Enver Hoxha.
Lúc này, hệ thống tài chính còn sơ khai ở thời điểm quá độ của Albania nằm dưới sự thống trị của một loạt những kế hoạch Ponzi hứa trả nhà đầu tư mức lãi lớn.
Hơn 2/3 người dân Albania đã sập bẫy chiêu lừa này vì lóa mắt trước cơ hội giàu lên nhanh chóng. Thậm chí, Chính phủ Albania còn công khai phê chuẩn hoạt động của một số công ty lừa đảo này.
Mất tiền, người dân đổ ra đường để phản đối Chính phủ
Đến đầu năm 1997, người dân Albania bị mất tổng cộng hơn 1,2 tỷ USD. Mất tiền, người dân đổ ra đường để phản đối Chính phủ, cho rằng nhà chức trách hưởng lợi từ những kẻ lừa đảo. Về sau, Liên hiệp quốc phải can thiệp để lập lại trật tự ở nước này.
Ngày 28/3/1997, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã ra Nghị quyết 1101, cho phép sử dụng quân đội để đảm bảo an ninh tại Albania. Ngày 15/4/1997, khoảng 7.000 binh lính đã tham gia chiến dịch Sunrise Operation do Italia dẫn đầu để khôi phục lại trật tự cho Albania.
Có thể nói, cú lừa Ponzi là bài học đắt giá cho chính phủ Albania trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế, nhất là trong lĩnh vực quản lý tài chính và tiền tệ.