Xử lý tình trạng tranh chấp phí bảo trì chung cư

T.Nhi| 17/11/2020 17:05
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Thực tế hiện nay đang diễn tình trạng buông lỏng quản lý; nhiều Ban quản trị không thực hiện đúng trách nhiệm của mình dẫn tới tranh chấp phí bảo trì chung cư.

Mới đây, trong phiên chất vấn tại Quốc hội (ngày 10/11), Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cho biết: Do một số quy định pháp lý chưa thật đầy đủ, rõ ràng như cách tính diện tích căn hộ, logia nên xảy ra tranh chấp cũng nhiều vấn đề tồn tại như chậm tổ chức hội nghị nhà chung cư, chậm tổ chức Ban quản trị, chậm bàn giao phí bảo trì, tranh chấp sở hữu chung - riêng,...

bo-xd.jpg
Nhiều chung cư tồn tại tình trạng tranh chấp phí bảo trì chung cư

Cũng theo Bộ trưởng, một số chủ đầu tư chưa đủ năng lực thực hiện dự án, chưa quan tâm dịch vụ sau bán hàng. Một số hợp đồng mua bán căn hộ không tuân thủ đúng quy định. Bên cạnh đó, có tình trạng buông lỏng quản lý; nhiều Ban quản trị không thực hiện đúng trách nhiệm của mình.

Lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội cho biết: Việc tranh chấp quyền quản lý, sử dụng Quỹ bảo trì (2%) không phải ở tất cả các chủ đầu tư. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ một số quy định của pháp luật cần phải xem lại, vì luật cho phép khi chưa có Ban quản trị thì chủ đầu tư được phép quản lý, sử dụng phần quỹ này, khi có Ban quản trị, sự thống nhất quá trình sử dụng đó rất khó khăn. 

Nắm bắt thực trạng trên, mới đây, Bộ Xây dựng đề xuất sửa đổi Nghị định 99/2015/NĐ-CP, trong đó có nội dung quy định chủ đầu tư không được thu trực tiếp Quỹ bảo trì 2% của cư dân, mà cư dân đóng vào một tài khoản tại ngân hàng. Trường hợp chủ đầu tư không bàn giao Quỹ bảo trì, Bộ Xây dựng đề nghị sửa đổi điểm d, khoản 1, Điều 37 theo hình thức xử lý tài sản của chủ đầu tư bán đấu giá tài sản để làm cơ sở cho địa phương thực hiện việc thu hồi kinh phí bàn giao cho Ban quản trị.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Xử lý tình trạng tranh chấp phí bảo trì chung cư