Xây dựng VBQPPL: Cần phát huy vai trò nòng cốt trong tổ chức truyền thông

Mai Thoa| 24/06/2022 15:05
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Sáng 24/6, Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tổ chức Hội nghị triển khai Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 – 2027”.

z3516004570410_45497b02593755c21858d19a7a87326d.jpg

Hội nghị do đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp PBGDPL Trung ương, đồng chí Ngô Sách Thực – Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp PBGDPL trung ương đồng chủ trì.

Hội nghị còn có đại diện một số cơ quan liên quan và các cơ quan báo chí, truyền thông.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã được quán triệt giới thiệu nội dung cơ bản, nhiệm vụ, giải pháp triển khai công tác truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luậtnội dung cơ bản, những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trong thời gian tới.

Đồng thời, đại biểu của các bộ, cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương trình bày tham luận, thảo luận; nắm bắt trao đổi, thảo luận về những vấn đề thực tiễn đặt ra đối với các cấp, các ngành trong triển khai thực hiện Quyết định số 407/QĐ-Tg bảo đảm khả thi, hiệu quả phù hợp với bối cảnh, điều kiện tình hình thực tế; đồng thời định hướng các nội dung công việc, xác định trách nhiệm cụ thể của các cấp, các ngành, nhất là các cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan thông tin, báo chí trong tham gia triển khai thực hiện Đề án.

Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp PBGDPL trung ương ghi nhận ý kiến phát biểu của các đại biểu và nhấn mạnh một số vấn đề, nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp thực hiện trong thời gian tới, cụ thể:

Tiếp tục quán triệt, triển khai đầy đủ, chất lượng, hiệu quả Kết luận số 80-KL/TW, Quyết định số 1521/QĐ-TTg và Quyết định số 407/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thống nhất nhận thức, xác định công tác truyền thông dự thảo chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) là nhiệm vụ của tất cả các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, trong đó trước hết là cơ quan chủ trì soạn thảo; Các cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo VBQPPL cần phát huy vai trò nòng cốt trong tổ chức truyền thông dự thảo chính sách do cơ quan, đơn vị chủ trì tham mưu xây dựng để kịp thời nắm bắt, phản ứng chính sách đối với những vấn đề thực tiễn đặt ra.

Theo đó, cần kịp thời xây dựng Kế hoạch tổ chức truyền thông dự thảo chính sách hằng năm, các tài liệu truyền thông để phối hợp cung cấp thông tin cho các cơ quan truyền thôngthông tin, báo chí với phương châm truyền thông phải đi trước một bước để thống nhất nhận thức, tạo sự đồng thuận xã hội. Trong quá trình thực hiện, cơ quan chủ trì soạn thảo VBQPPL cần tổ chức tiếp nhận, xử lý thông tin góp ý, phản hồi, phản biện xã hội của các cơ quan, tổ chức, người dân, doanh nghiệp về dự thảo chính sách để kịp thời sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện dự thảo VBQPPL; đồng thời cần có hình thức phù hợp để công khai khai nội dung tiếp thu, giải trìnhhóa việc tiếp nhận, xử lý thông tin góp ý của người dân, doanh nghiệp về dự thảo một cách phù hợp;

Đề nghị các cơ quan thông tin, báo chí, các nhà báo, phóng viên tích cực, chủ động phối hợp với các cơ quan chủ trì soạn thảo VBQPPL để được cung cấp thông tin về nội dung của dự thảo chính sách một cách chính xác, kịp thời và chính thức; Đồng thời, chủ động khai thác nguồn tin về dự thảo chính sách trên các kênh thông tin chính thức khác của cơ quan nhà nước. Chú trọng xây dựng các chuyên mục, chiến dịch truyền thông, đưa tin vào khung giờ thu hút khán, thính giả; tăng cường , ứng dụng công nghệ thông tin, các sản phẩm truyền thông sinh động, phong phú thu hút để truyền thông về dự thảo chính sách, pháp luật.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp cũng đề nghị cơ quan quản lý thông tin, báo chí phát huy vai trò tích cực trong lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng cơ quan thông tin, báo chí thực hiện truyền thông dự thảo chính sách với nhiều cách thức hiệu quả; thực hiện tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tập huấn về kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ truyền thông chính sách pháp luật cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cán bộ quản lý thông tin, báo chí theo quy định này; Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác truyền thông dự thảo chính sách;

Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, cá nhân chủ trì soạn thảo VBQPPL với các cơ quan thông tin, báo chí nhằm thực hiện thông tin, truyền thông kịp thời, rộng rãi, có tính tương tác đa chiều để góp phần nâng cao chất lượng chính sách, thể chế, tính công khai, minh bạch, khả thi của văn bản quy phạm pháp luật VBQPPL cũng như ý thức tôn trọng, tuân theo pháp luật của người dân, doanh nghiệp; Tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo, theo dõi của Hội đồng phối hợp PBGDPL trong về việc phân công, định hướng truyền thông dự thảo chính sách; phát huy vai trò của cơ quan tham mưu, giúp việc thường trực Hội đồng trong tham mưu để Hội đồng thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chỉ đạo, theo dõi việc thực hiện truyền thông về dự thảo chính sách thuộc phạm vi Đề án;

Tiếp tục khuyến khích, huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia truyền thông dự thảo chính sách bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tiễn và khả năng cân đối, bố trí các nguồn lực; phát huy vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận; Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn tham gia truyền thông dự thảo chính sách pháp luật.

Đọc tiếp
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Xây dựng VBQPPL: Cần phát huy vai trò nòng cốt trong tổ chức truyền thông