Hồng Dân: 10 năm một chặng đường nuôi tôm trên đất trồng lúa

Hoàng Thịnh| 25/05/2020 10:03
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Kể từ khi Chính phủ cho phép chuyển đổi một số diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, mô hình nuôi tôm trên ruộng lúa, không ngừng phát triển, góp phần nâng cao thu nhập, đẩy mạnh phát triển KT-XH trên địa bàn huyện Hồng Dân.

Huyện Hồng Dân nằm ở phía Bắc của tỉnh Bạc Liêu, có diện tích trên 42ha; phía Bắc giáp tỉnh Hậu Giang, phía Đông giáp tỉnh Sóc Trăng, phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang. Sau khi Chính phủ cho phép chuyển đổi một số diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản tỉnh Bạc Liêu nói chung và huyện Hồng Dân nói riêng bắt đầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất trên diện rộng theo hướng phát triển các mô hình nuôi thủy sản. Trong đó có mô hình nuôi tôm trên ruộng lúa, mô hình nuôi tôm càng xanh lúa và mô hình nuôi tôm quảng canh không ngừng phát triển, góp phần nâng cao thu nhập, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội.

Hồng Dân: 10 năm một chặng đường nuôi tôm trên đất trồng lúa

Hồng Dân: 10 năm một chặng đường nuôi tôm trên đất trồng lúa

Cảnh thu hoạch tôm trên đất lúa.

Diện tích nuôi trồng thủy sản trung bình hành năm đạt 23.321 ha, tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản đạt 28.297 tấn. Sản xuất thủy sản những năm qua tăng trưởng liên tục về diện tích và sản lượng. Đến năm 2018, diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 25.506 ha, tăng 11,20% so với năm 2008, trong đó diện tích canh tác tôm - lúa 22.889 ha, diện tích chuyên tôm 1.961 ha, diện tích cá ao đìa 610 ha. Tổng sản lượng thuỷ sản có sự tăng trưởng khá, năm 2018 ước đạt trên 34.500 tấn, tăng 16,92% so với năm 2008. Trong đó sản lượng nuôi trồng đạt trên 31.600 tấn, sản lượng khai thác 2.900 tấn.

Riêng đối với ngành tôm trên địa bàn huyện trong thời gian qua có bước phát triển nhảy vọt về sản lượng và giá trị. Năm 2008 sản lượng thủy sản trên địa bàn huyện 5.084 tấn, giá trị đạt 475,56 tỷ đồng; đến năm 2018 sản lượng 9.700 tấn, giá trị 1.455,82 tỷ đồng. Năng suất tôm nuôi năm 2008 trung bình đạt 130 - 150 kg/ha, đến năm 2018 năng suất tôm trung bình đạt 260 kg/ha. Về hiệu quả kinh tế, nếu chỉ độc canh con tôm thì hiệu quả bình quân khoảng 30 - 45 triệu đồng/ha/năm, nhưng khi kết hợp với trồng lúa thì hiệu quả tăng lên trên 56 triệu đồng/ha/năm, lợi nhuận tăng thêm 10.867.000 đồng/ha/năm.

Các hoạt động chuyển giao và ứng dụng khoa học kỹ thuật, khuyến nông tiếp tục được đẩy mạnh. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã cùng với UBND các xã, thị trấn hướng dẫn đẩy mạnh ứng dụng KH&CN, từng bước ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Triển khai xây dựng các mô hình, đảm bảo thời vụ, đúng yêu cầu kỹ thuật, đạt kết quả tốt, như: Nuôi tôm sạch theo hướng Vietgap, sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm, mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực, mô hình tổ hợp tác và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất tôm sạch...

Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, tập huấn và thông tin tuyên truyền luôn được quan tâm chỉ đạo thực hiện. Tiếp tục triển khai các chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Hàng năm huyện đã chỉ đạo ngành nông nghiệp tổ chức tập huấn được 259 lớp kỹ thuật nuôi tôm, với tổng số 7.750 lượt nông dân tham dự. Ngoài ra, tổ chức tập huấn được 11 lớp chuyên đề do Trung tâm khuyến nông tỉnh với hơn 360 lượt người tham dự. Tổ chức cho cán bộ kỹ thuật, hộ nông dân tham quan các mô hình làm ăn hiệu quả từ các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau,... để về nhân rộng trên địa bàn huyện.

Hồng Dân: 10 năm một chặng đường nuôi tôm trên đất trồng lúa

Hồng Dân: 10 năm một chặng đường nuôi tôm trên đất trồng lúa

Cánh đồng lúa nuôi theo mô hình lúa tôm trên huyện Hồng Dân.

Công tác điều tiết nước mặn phục vụ cho ngành tôm huyện đã thực hiện tốt việc theo dõi công tác điều tiết nước mặn phục vụ nuôi tôm, thông báo kịp thời đến bà con nông dân chủ động lấy nước vào ao nuôi phục vụ sản xuất kịp thời, đạt hiệu quả cao. Về công tác chỉ đạo phòng chống dịch bệnh thủy sản được sự quan tâm đặc biệt. Ban Chỉ đạo huyện định kỳ tổ chức họp giao ban hàng tuần để kịp nắm tình hình và có kế hoạch phân công cán bộ kỹ thuật xuống tận địa bàn kiểm tra nguồn nước ao nuôi, hướng dẫn nông dân phòng chống dịch bệnh xảy ra, hạn chế thiệt hại ở mức thấp nhất cho nông dân.

Hàng năm Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Trạm Thú y, Trạm thủy sản, Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp làm việc với các các xã, thị trấn về thời điểm có nguy cơ xảy ra dịch bệnh, đặc biệt là thời gian giao mùa. Tổ chức phân công cán bộ phụ trách từng địa bàn, theo dõi tình hình diễn biến dịch bệnh, có kế hoạch khống chế kịp thời, không để lây lan trên diện rộng.

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện khá tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về phòng chống dịch bệnh thủy sản. Hàng năm tổ chức tập huấn, phát tài liệu hướng dẫn phòng trị dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản được 54 cuộc, hơn 1.620 lượt nông dân tham dự. Thực hiện các mô hình trình diễn về nuôi tôm an toàn sinh học. Ngoài ra, tổ chức tập huấn trung bình 11 lớp/năm chuyên đề về thủy sản do Trung tâm khuyến nông tỉnh giao, với hơn 360 lượt người tham dự. Nhờ vậy trong thời gian qua trên địa bàn huyện không xảy ra dịch bệnh nào trên thủy sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bà con nông dân.

Hồng Dân: 10 năm một chặng đường nuôi tôm trên đất trồng lúa

Việc thực hiện công tác kêu gọi đầu tư, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia việc liên kết sản xuất tôm theo chuỗi giá trị được quan tâm đúng mức. Hàng năm Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo Phòng Kinh tế - Hạ tầng, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kêu gọi đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cho các doanh nghiệp thực hiện liên kết tiêu thụ sản phẩm tôm cho bà con nông dân.

Qua 10 năm thực hiện các Nghị quyết, Chị thị đã đi vào cuộc sống, nhận thức của hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò của ngành thủy sản được nâng lên; hệ thống kết cấu hạ tầng được cải thiện rõ rệt, kinh tế ngành thủy sản không ngừng phát triển, chuyển dịch cơ cấu vật nuôi theo hướng tích cực, từng bước hình thành vùng sản xuất tập trung, đào tạo nghề cho lao động nông thôn được đẩy mạnh, vai trò chủ thể của nông dân ngày càng được phát huy,... từ đó góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Đọc tiếp
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hồng Dân: 10 năm một chặng đường nuôi tôm trên đất trồng lúa