152 tập lưu báo và tạp chí được trưng bày trong ngày thành lập Bảo tàng báo chí Việt Nam

Mai Đỉnh| 16/08/2017 15:05
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Sáng 16/8, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam công bố Quyết định 1118/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chính thức thành lập Bảo tàng Báo chí Việt Nam đầu tiên.

VIDEO

Hoạt động tại Lễ công bố

Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bảo tàng Báo chí Việt Nam thực hiện nhiệm vụ sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày và giới thiệu các di sản văn hóa, phản ánh tiến trình hình thành và phát triển của nền báo chí Việt Nam. Bên cạnh đó, Bảo tàng Báo chí Việt Nam có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học phục vụ việc bảo vệ, phát huy các giá trị di sản văn hóa báo chí Việt Nam.

Sau khi ra đời, Bảo tàng Báo chí Việt Nam có trách nhiệm sưu tầm, nghiên cứu, tập hợp và giới thiệu, trưng bày những hiện vật, tư liệu báo chí tiêu biểu, đại diện cho một nền báo chí cách mạng anh hùng, nhân văn và tiến bộ.

Tại buổi lễ, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi cho biết: "Thành lập Bảo tàng Báo chí Việt Nam là ý nguyện của giới báo chí, nhiều thế hệ các nhà báo, lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam qua nhiều nhiệm kỳ. Quá trình hình thành ý tưởng, xây dựng đề án, trình xem xét, phê duyệt cũng như triển khai thực hiện các dự án thành phần luôn nhận được sự quan tâm, đồng thuận, hỗ trợ tích cực của các cấp, ngành, tập thể và cá nhân trong nước. Một trong 3 dự án thành phần là sưu tầm hiện vật, tài liệu bước đầu triển khai đã thu được kết quả khả quan, tạo cơ sở để xem xét thành lập Bảo tàng theo quy định của pháp luật hiện hành".

Ngay trong buổi lễ, có nhiều tập thể, cá nhân đã hiến tặng hiện vật, tài liệu cho Bảo tàng Báo chí Việt Nam. Trong đó có các hiện vật, số báo và tập lưu báo gốc xuất bản từ năm 1945 đến trước năm 1975, đáng chú ý là hàng chục tờ báo "Trường Sơn" của cố nhà báo, Tổng biên tập Lục Văn Thao; các tập lưu báo xuất bản trước và trong thời kỳ đổi mới.

Trong khuôn khổ lễ công bố, ban tổ chức đã trưng bày giới thiệu 152 tập lưu báo và tạp chí bản gốc, 2 tập lưu báo cắt dán Gia Định báo (gồm 4 quyển) và Hoàng Sa - Trường Sa (gồm 1.200 bài báo cắt dán) do nhà báo - nhà sưu tầm Trần Thanh Phương hiến tặng.

Ngoài ra, phải kể đến chiếc máy in sản xuất năm 1966 do Công ty in Việt Lập (Cao Bằng) hiến tặng với sự hỗ trợ chuyên chở, bảo dưỡng của Nhà in Tạp chí Cộng sản. Đặc biệt, Ban Tổ chức đã nhận được bộ 4 pho tượng đồng về các nhà báo liệt sỹ do nhà điêu khắc Trần Thanh Phong thực hiện...

Chương trình trưng bày nhằm góp phần tôn vinh các thế hệ làm báo, khẳng định vai trò của báo chí trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây là một trong những hoạt động hướng tới kỷ niệm 152 năm ngày ra đời và phát triển báo chí quốc ngữ (1865-2017).

152 tập lưu báo và tạp chí được trưng bày trong ngày thành lập Bảo tàng báo chí Việt Nam

Trưng bày kỷ niệm 152 năm ra đời và phát triển báo chí quốc ngữ thu hút sự quan tâm của nhiều người

152 tập lưu báo và tạp chí được trưng bày trong ngày thành lập Bảo tàng báo chí Việt Nam

Các tập lưu báo được trưng bày giới thiệu sáng 16/8

152 tập lưu báo và tạp chí được trưng bày trong ngày thành lập Bảo tàng báo chí Việt Nam

Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Thuận Hữu (bên trái) tiếp nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Bảo tàng Báo chí Việt Nam

152 tập lưu báo và tạp chí được trưng bày trong ngày thành lập Bảo tàng báo chí Việt Nam  

Ông Hồ Quang Lợi - Phó chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam trao giấy chứng nhận cho các Nhà báo, Nhà giáo đã tặng hiện vật cho Bảo tàng Báo chí Việt Nam

152 tập lưu báo và tạp chí được trưng bày trong ngày thành lập Bảo tàng báo chí Việt Nam

Chiếc máy in đặc biệt từng được Công ty in Việt Lập (đơn vị xuất bản báo Việt Nam Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập) sử dụng từ năm 1966

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
152 tập lưu báo và tạp chí được trưng bày trong ngày thành lập Bảo tàng báo chí Việt Nam