Úc: Thảm họa cháy rừng tàn phá hệ động thực vật

Trâm Anh (theo AFP)| 03/01/2020 19:14
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Úc có thể mất nhiều thập kỷ để phục hồi động vật hoang dã bị tàn phá bởi hỏa hoạn. Chính phủ liên bang bị chỉ trích vì “phản ứng chậm chạp và tỏ thái độ bình tĩnh".

Các vụ cháy rừng hoành hành trên khắp nước Úc đã gây ra tác động tàn phá đối với hệ động thực vật độc đáo của đất nước, với ước tính số động vật sống sót chỉ còn gần nửa tỷ ở một bang và các chuyên gia tin rằng có thể phải mất hàng thập kỷ để phục hồi số động vật hoang dã này.

Úc: Thảm họa cháy rừng tàn phá hệ động thực vật

Chú chuột túi này được nhìn thấy ở thị trấn Nowra ở New South Wales

Nhiệt độ chưa từng thấy trên khắp lục địa đã khiến những đám cháy mùa này trở nên đặc biệt nguy hiểm, giết chết ít nhất 20 người và đem lại cảnh tượng tận thế cho một khu vực rộng gấp đôi diện tích nước Bỉ.

Cuộc khủng hoảng đã tạo nên sự chú ý vào biến đổi khí hậu, mà các nhà khoa học cho rằng đang tạo ra một mùa cháy rừng kéo dài và dữ dội hơn, và chính phủ Úc đã phải đối mặt với sự chỉ trích rộng rãi về phản ứng và chính sách môi trường của mình.

Những thước phim ghi lại cảnh tượng thương tâm về những chú gấu túi tội nghiệp uống nước từ chai được những người cứu hộ mang tới và những con kanguru đứng bất lực trong những thị trấn bị hỏa hoạn và những khu rừng cháy đã gây sốc cho mọi người trên khắp thế giới.

Úc: Thảm họa cháy rừng tàn phá hệ động thực vật

Koalas bị ảnh hưởng nặng nề vì chúng sống trên cây và chỉ ăn một vài loại bạch đàn nhất định

Tuy nhiên, vẫn còn một ít hy vọng, khi các chuyên gia tin rằng những khu rừng bị cháy có thể phục hồi nhanh chóng và những quần thể gấu túi, chuột túi và các loài bị ảnh hưởng xấu khác có thể quay trở lại.

Một nghiên cứu của Đại học Sydney ước tính rằng 480 triệu động vật đã bị giết ở bang New South Wales (NSW) kể từ tháng 9 năm 2019. "Con số thực sự có thể cao hơn nhiều so với 480 triệu", tuyên bố cho biết. "Động vật hoang dã của NSW đang bị đe dọa nghiêm trọng và chịu áp lực ngày càng tăng từ một loạt các mối đe dọa, bao gồm cả giải phóng mặt bằng, sâu bệnh kỳ lạ và biến đổi khí hậu."

Úc: Thảm họa cháy rừng tàn phá hệ động thực vật

Có thể mất tới 40 năm để môi trường sống trở lại bình thường

Giáo sư Andrew Beattie từ Đại học Macquarie nói ông tin rằng số động vật chết trên toàn quốc có thể lên tới hàng tỷ, "nếu bạn nghĩ về động vật có vú, chim và bò sát, lưỡng cư và những loài côn trùng lớn hơn như bướm". "Chúng tôi khá chắc chắn khi nói rằng hầu hết các động vật hoang dã sẽ chết trong hầu hết các đám cháy rất lớn này”, giáo sư Andrew Beattie.

"Hệ thực vật và động vật sẽ biến mất, và bao gồm cả những động vật nhỏ hơn tạo thành chuỗi thức ăn cho những con lớn hơn, mà mọi người thường không nghĩ tới."

Quần thể Koala đã bị ảnh hưởng nặng nề vì chúng sống trên cây, chỉ ăn một số loại bạch đàn nhất định và không thể di chuyển đủ nhanh khỏi ngọn lửa.

Ngay cả trước cuộc khủng hoảng cháy rừng năm nay, số lượng động vật hoang dã ở NSW và Queensland đã giảm 42% từ năm 1990 đến 2010, theo ủy ban khoa học về các loài bị đe dọa ở liên bang.

Úc: Thảm họa cháy rừng tàn phá hệ động thực vật

Các nghiên cứu trước đây cho rằng các đám cháy không lan rộng và một số nơi sẽ không bị ảnh hưởng ngay cả khi các khu vực xung quanh bị tàn phá hoàn toàn

Tình trạng khẩn cấp này đã được nhà sinh thái học của Hội đồng Bảo tồn Thiên nhiên Mark Graham nêu ra trong cuộc họp quốc hội: "Các đám cháy lan ra rất nhanh và nhanh đến nỗi đã có số lượng tử vong đáng kể của động vật "

Các nghiên cứu trước đây nói rằng các đám cháy sẽ không lan rộng và một số nơi vẫn không bị ảnh hưởng ngay cả khi các khu vực xung quanh chúng bị tàn phá hoàn toàn. "Đó là những khu vực không bị ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng ít hơn nơi mà động vật hoang dã sẽ tập trung nếu chúng có thể đến đó", Giáo sư Andrew Beattie nói. Ông nói thêm rằng nếu có đủ điều kiện, các khu rừng bị cháy sẽ tái sinh theo thời gian nhưng chỉ khi điều kiện thiên nhiên cải thiện nhanh chóng.

Khi được hỏi liệu có hy vọng cho việc tái sinh động vật ở những khu vực bị thiệt hại nặng nề nhất hay không, Beattie cho biết điều này phụ thuộc vào các yếu tố bao gồm lượng mưa, khí hậu và khai thác gỗ, và có thể mất tới 40 năm để môi trường sống trở lại bình thường.

Việc xử lý khủng hoảng một cách chậm chạm của Thủ tướng Scott Morrison đã gây ra cơn giận dữ ở Úc. Giáo sư Andrew Beattie chỉ trích Chính phủ liên bang đã “phản ứng chậm chạp và tỏ thái độ bình tĩnh". Ông nói các chính trị gia liên bang có rất ít kiến ​​thức về môi trường và phản ứng như đang “khám phá thế giới thực”, và do đó không nhận thấy những thảm họa sắp xảy ra.

Đọc tiếp
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Úc: Thảm họa cháy rừng tàn phá hệ động thực vật