Mọi người hay đồn về truyền thuyết xuất hiện của người sói đêm "Trăng xanh", hay "Tám trời tám bể" về vũ trụ với Mặt Trăng màu xanh dương, sự thật về điều này thế nào?
Trăng xanh là gì? Nếu bạn có mong ước làm gì khi hiện tượng dương lịch hiếm hoi - trăng tròn 2 lần một tháng xảy ra, thì hãy chuẩn bị vì ngày mai (31/7) sẽ là ngày Trăng xanh.
Theo truyền thuyết dân gian, Trăng xanh là hiện tượng trăng tròn xuất hiện 2 lần trong một tháng. Thường thì mỗi tháng có một lần trăng tròn, nhưng thỉnh thoảng trong tháng vẫn có 2 lần trăng tròn như vậy. Nguyên nhân là bởi vì một chu kỳ trăng là 29 ngày, trong khi hầu hết các tháng dương lịch có từ 30 đến 31 ngày. Vì vậy, việc xảy ra 2 lần trăng tròn trong một tháng là điều có thể. Ví dụ, ta có 2 lần trăng tròn vào năm 2004: ngày 2/7 và ngày 31/7. Điều này diễn ra cứ khoảng 2.5 năm/lần.
Nghe đến "Trăng xanh", hẳn không ít người nhầm tưởng Mặt Trăng của chúng ta sẽ có màu xanh. Nhưng sự thật, Mặt trăng vẫn có màu như thường, có chăng là màu xám - trắng.
Trăng xanh là hiện tượng trăng tròn xuất hiện 2 lần trong một tháng.
Cách đây không lâu có một thời gian, mọi người tối nào cũng thấy Trăng có màu xanh. Lúc Trăng tròn, bán nguyệt hay Trăng khuyết đều có màu xanh dương, ngoại trừ một vài buổi tối Trăng có màu xanh lá cây. Đó là vào năm 1883, khi ngọn núi lửa Krakatoa (Indonesia) phun trào. Các nhà khoa học đã so sánh đợt phun trào này giống như một vụ nổ bom nguyên tử 100 triệu tấn.
Tro bụi của núi lửa bay lên tới tận tầng trên cao nhất của bầu khí quyển Trái Đất và Mặt Trăng trở nên có màu xanh… Giải mã nguyên nhân của huyền thoại "Trăng xanh" này là do tro bụi của núi Krakatoa làm cho những đám mây ở đây bị phủ đầy bởi các hạt phân tử bụi với kích thước chỉ 1 micromet (một phần triệu mét). Những hạt bụi này đủ nhỏ để hấp thu các tia sáng đỏ, và cho phép các ánh sáng màu khác đi qua. Ánh sáng trắng của Mặt Trăng khi xuyên qua những đám mây này sẽ có màu xanh dương, và thỉnh thoảng là màu xanh lá cây.
Năm 1883, khi ngọn núi lửa Krakatoa (Indonesia) phun trào.
Hiện tượng Trăng có màu xanh kéo dài nhiều năm sau đó sau lần phun trào núi lửa nọ. Thêm vào đó, người ta còn thấy hiện tượng mặt trời có màu tím như màu hoa oải hương và những đám mây phát sáng trong đêm (noctilucent clouds). Tuy nhiên, những lần phun trào núi lửa khác có cường độ nhỏ hơn cũng có thể tạo ra hiện tượng "Trăng xanh" vào năm 1980 núi St. Helens, năm 1983 núi lửa El Chichon (Mexico), và năm 1991 núi Pinatubo. Như vậy, nguyên nhân chính làm Mặt Trăng có màu xanh là do các phân tử bụi trong không khí có kích thước lớn hơn bước sóng đỏ (0.7 micromet) và không có lẫn các loại bụi khác.
Ta cũng có thể tự chụp những bức ảnh Mặt Trăng có màu xanh bằng cách sử dụng một ống kính chỉ lọc ánh sáng màu xanh.
Điều này hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, ta cũng có thể tự chụp những bức ảnh Mặt Trăng có màu xanh bằng cách sử dụng một ống kính chỉ lọc ánh sáng màu xanh. Đó là điều mà Kostian Iftica thực hiện vào ngày 2/7, khi ông ta chụp Mặt Trăng lúc đang bắt đầu mọc ở Brighton, Mass. Tháng 7/2004 đã có một lần Trăng tròn vào ngày 2/7. Lần Trăng tròn thứ 2 trong tháng, ngày 31/7, được định nghĩa như là Trăng xanh. Nhưng thực sự Mặt Trăng có màu xanh vào lúc ấy thật không? Có thể là không. Ngày xảy ra trăng tròn không có ảnh hưởng gì đến màu sắc của Mặt Trăng. Trăng vào ngày 31/7 sẽ có màu xám ngọc trai như bình thường. Nếu như không bị tác động bởi các yếu tố khác…
Phải đến năm 2018, chúng ta mới có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng thiên văn kỳ thú này lần nữa.
Thực ra khái niệm Trăng xanh ngày nay bị hiểu sai. Cụm từ Trăng xanh được sử dụng trong lịch của người Maine dùng để chỉ một vụ mùa có 4 kỳ trăng tròn, thay vì 3 kỳ như bình thường. Tuy nhiên, trong một bài viết của tạp chi Sky & Telescope, tác giả đã nhầm lẫn khi nói "trăng tròn thứ hai trong một tháng cụ thể". Lỗi này một lần nữa bị lặp lại trong một chương trình radio trong năm 1980. Hiscock và nhà thiên văn học Donal W. Olson (Texas) đã giúp tờ tạp chí sửa chữa toàn bộ và nhận sai lầm năm 1999 của họ. Lỗi sai này đã làm cho rất nhiều người ngày nay định nghĩa: hiện tượng Trăng xanh là lần trăng tròn thứ 2 trong một tháng cụ thể.
Sau hiện tượng "Trăng xanh" diễn ra vào 31/7 tới, thì phải đến tháng 1 và tháng 3/2018, chúng ta mới có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng thiên văn kỳ thú này.