Phố cổ Hà Nội - nơi kết tinh các giá trị văn hóa, nơi hội tụ tinh hoa nghề thủ công truyền thống, từ lâu đã trở thành biểu tượng của sự sáng tạo và gìn giữ di sản.
Các hoạt động trưng bày nghề truyền thống không chỉ góp phần tôn vinh giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, mà còn là cơ hội gắn kết cộng đồng, phát triển công nghiệp văn hóa, tạo điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.
Tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội (50 Đào Duy Từ) đang diễn ra hoạt động trưng bày giới thiệu nghề khảm trai Chuyên Mỹ và tổ chức các buổi workshop trải nghiệm khảm trai.Các hoạt động trưng bày nghề truyền thống tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội đã góp phần tôn vinh giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Đồng thời, là cơ hội gắn kết cộng đồng, phát triển công nghiệp văn hóa, tạo điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.Nghề khảm xà cừ đã có mặt tại khu phố cổ từ khá lâu. Nghề khảm ở Thăng Long do người xã Chuyên Mỹ mang tới. Theo sử sách, nghề khảm trai xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, có từ thế kỷ XI. Đình làng Chuôn Ngọ thờ ông Trương Công Thành, một vị tướng dưới triều Lý, được suy tôn là ông tổ nghề, có công dạy nghề khảm trai cho dân làng.Trưng bày nằm trong chuỗi hoạt động văn hóa nghề truyền thống chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) do Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với các đơn vị, cá nhân, tổ chức.Các sản phẩm tinh xảo của làng nghề khảm trai xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên (Hà Nội).Xã Chuyên Mỹ có 7 làng: Chuôn Thượng, Chuôn Trung, Chuôn Hạ, Chuôn Ngọ, Đồng Vinh, Bối Khê, Mỹ Văn, cả 7 làng đều làm nghề khảm trai. Trong đó, Chuôn Ngọ là nơi có đình thờ ông tổ nghề, có lịch sử và bề dày làm nghề đặc sắc hơn cả. Những năm 1990 là thời kỳ hưng thịnh nhất của làng nghề, có làng chuyên buôn bán, cung cấp vật liệu trai, ốc cho các xưởng; có làng chuyên làm tranh hoặc có làng chuyên đồ mộc gia đình (hoành phi, câu đối...). Nhiều nghệ nhân làm giàu cho bản thân và quê hương.Trải qua gần 1.000 năm, có lúc thăng, lúc trầm nhưng làng nghề khảm trai xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên vẫn đang từng ngày duy trì và phát triển nghề truyền thống của cha ông, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động.Tại Trung tâm Giao lưu văn hóa Phố cổ Hà Nội, các sản phẩm trưng bày không chỉ là những tác phẩm đã hoàn thiện, mà còn là sự “trình diễn” sống động của cả quá trình sáng tạo và chế tác. Sau khi gắn trai vào gỗ, nghệ nhân sẽ mài khảm, thể hiện đường nét.Qua đó, người xem có thể cảm nhận được sự kết hợp hài hòa giữa nguyên liệu truyền thống và kỹ thuật hiện đại, làm nổi bật tay nghề tinh xảo cũng như sự sáng tạo không ngừng nghỉ của các nghệ nhân. Chính sự kết hợp này đã mang đến những sản phẩm thủ công không chỉ đẹp mắt mà còn có giá trị văn hóa và chất lượng cao.Cận cảnh quá trình nghệ nhân với đôi tay tài hoa, khéo léo, biến những mảnh trai, vỏ ốc bình thường thành tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao. Sau khi vẽ mẫu cho bức tranh, nghệ nhân sẽ cưa trai theo nét vẽ.Một số sản phẩm được giới thiệu tại trưng bày. Hoạt động trưng bày diễn ra từ ngày 18/4 đến hết ngày 22/5.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.