Tô Đam và chuyện lá cam nước giếng

Ngọc Tùng(TH)| 14/11/2014 05:00
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Thời xa xưa, các danh y của y học Trung Hoa thường được biết đến bởi sự tu dưỡng nhân cách và đạo đức. Họ thường tránh xa danh lợi và nguyện sẽ dành cuộc đời để cứu độ thế nhân.

Người Trung Hoa lưu truyền một truyền thuyết kể về vị lương y nổi tiếng tên là Tô Đam, sống dưới thời kỳ trị vì của Văn hoàng đế triều Hán (206 TCN – 220 SCN) hay còn gọi là Hán Văn Đế. Tô Đam là một lương y rất giỏi, nhưng ông không bao giờ nhận một đồng nào của người bệnh. Vì phẩm chất cao thượng của ông, mọi người gọi ông là Tô Tiên.

Tô Đam và chuyện lá cam nước giếng

Lá cam nước giếng cũng là một bài thuốc trị bệnh

Một năm nọ, Tô Đam rời nhà để học hỏi thêm về y thuật. Trước khi rời đi, ông nói với mẹ mình: “Theo thuyết Ngũ vận Lục khí, con tính toán được rằng sẽ có một đợt dịch bệnh thương hàn vào năm sau. Rất nhiều người sẽ phải chịu đựng cơn sốt trầm trọng và những cơn lạnh thấu xương. Hãy đun sôi một nồi nước giếng nước với lá cam, sau đó đưa thuốc sắc cho người bệnh uống. Khi họ được chữa lành, đừng nhận bất kỳ khoản đền đáp nào, giống như con vẫn thường làm.”

Dịch thương hàn xảy ra đúng như dự đoán của Tô Đam. Mẹ ông đã theo chỉ dẫn của ông mà cứu được rất nhiều người bệnh. Hay tin, nhiều người từ vạn dặm xa xôi cũng lặn lội đến để nhận thuốc sắc từ nước giếng đun với lá cam. Phương thuốc của Tô Đam đã cứu mạng rất nhiều người.

Ngày nay lá cam được sử dụng trong thảo dược  để thanh tẩy gan, giúp lưu thông khí huyết và là một chất tống đờm.

Vì vậy, câu chuyện về nước giếng lá cam của Tô Đam – “Tô Đam quất tỉnh”- đã được lưu truyền từ đời này sang đời khác, và câu thành ngữ “Quất tỉnh tuyền hương” (hương cam nước giếng) hoặc “Long bàn quất tỉnh” (rồng cuộn cam nước giếng) đã trở thành lời khen tặng cho những lương y có phẩm chất cao thượng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tô Đam và chuyện lá cam nước giếng