Tin tức kinh tế ngày 26/12: Hơn 12 tỷ USD kiều hối đổ về Việt Nam

Đ.C(TH)| 26/12/2015 17:24
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Tin tức kinh tế ngày 26/12: Hơn 12 tỷ USD kiều hối đổ về Việt Nam; Năm 2015: GDP bình quân đầu người đạt 45,7 triệu đồng; Năm “thất bát” của nông sản Việt Nam…

Hơn 12 tỷ USD kiều hối đổ về Việt Nam

Tin tức kinh tế ngày 26/12: Hơn 12 tỷ USD kiều hối đổ về Việt Nam

Kiều hồi vào Việt Nam trong vòng 25 năm qua vào khoảng 105 tỷ USD

Tin tức tờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn dẫn thông tin Ngân hàng Thế giới (WB) cung cấp trong ấn bản Migration and remittances factbook 2016 về di cư và kiều hối của các quốc gia trên thế giới cho biết, xét trên quy mô toàn cầu, Việt Nam đứng thứ 11 thế giới về lượng kiều hối trong năm nay. Còn xét ở khu vực Đông Á – Thái Bình Dương, Việt Nam đứng thứ 3 sau Trung Quốc và Philippines. Theo đó, kiều hối về Việt Nam đạt 12 tỷ USD năm 2014, 11 tỷ USD năm 2013, 10 tỷ USD năm 2012. Trong khi đó, theo Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, trong giai đoạn 1991-2013, lượng kiều hối chính thức vào Việt Nam lên tới 80,4 tỷ USD. Như vậy, nếu tính cả hai năm qua, thì lượng kiều hồi vào Việt Nam trong vòng 25 năm qua vào khoảng 105 tỷ USD.

Năm 2015: GDP bình quân đầu người đạt 45,7 triệu đồng

Tin nhanh Dân trí, theo số liệu công bố tại cuộc họp báo do Tổng cục Thống kê tổ chức sáng 26/12, GDP năm 2015 ước tính tăng 6,68% so với năm 2014. Mức tăng trưởng ngày cao hơn mục tiêu 6,2% đề ra và cao hơn mức tăng giai đoạn 2011-2014 (năm 2011 tăng 6,25%, năm 2012 tăng 5,25%, năm 2013 tăng 5,42%, năm 2014 tăng 5,98%), cho thấy nền kinh tế đã phục hồi rõ nét. Theo Tổng cục Thống kê, quy mô nền kinh tế năm nay theo giá hiện hành đạt 4.192,9 nghìn tỷ đồng, GDP bình quân đầu người đạt 45,7 triệu đồng, tương đương 2.109 USD, tăng 57 USD so với năm 2014

Tín dụng tăng 18%, phân bổ nhiều vào sản xuất

Tin nóng Tiền Phong: Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đến ngày 21/12/2015, tín dụng tăng 17,17% so với đầu năm, cao hơn mức tăng của cùng kỳ các năm 2011-2014. “Với diễn biến này, ước tính cả năm tín dụng có thể đạt khoảng 18%”, NHNN dự báo. Dòng vốn tín dụng tiếp tục được phân bổ hợp lý, hướng tới các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các ngành, lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ: Cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn tăng, ước tính đến tháng 12/2015 tăng 11%, lĩnh vực doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng, tháng 10/2015 tăng 45,1%...).

Năm “thất bát” của nông sản Việt Nam

Tin mới Hải Quan: Báo cáo mới nhất của Bộ NN&PTNT cho thấy, năm nay trị giá xuất khẩu toàn ngành nông, lâm, thủy sản đạt 30,14 tỷ USD, giảm 0,8% so với năm 2014. Trong đó, đáng chú ý là trị giá xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 13,95 tỷ USD, giảm 2,6% so với cùng kỳ năm 2014, giảm rất mạnh ở các mặt hàng như cà phê, cao su, chè, gạo…Cụ thể, đối với mặt hàng gạo, khối lượng xuất khẩu cả năm ước đạt gần 6,7 triệu tấn và 2,85 tỷ USD, tăng 5,8% về khối lượng nhưng giảm 2,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2014.

Chỉ số giá tiêu dùng sẽ được công bố theo tiêu thức mới

Tổng cục Thống kê cho biết, từ tháng 1/2016, cơ quan này sẽ công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hàng tháng của cả nước, 6 vùng kinh tế, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo các tiêu thức mới. Cụ thể là chỉ số giá chung, chỉ số giá 11 nhóm cấp I, và 3 nhóm cấp II  (gồm lương thực, thực phẩm và ăn uống ngoài gia đình) và chia theo khu vực thành thị, khu vực nông thôn. Giá tiêu dùng được tính theo 5 gốc so sánh năm gốc 2014, cùng kỳ năm trước, tháng 12 năm trước, kỳ trước và chỉ số giá bình quân cùng kỳ. chỉ số giá vàng và chỉ số giá USD tiếp tục không bao gồm trong chỉ số giá tiêu dùng nhưng cũng được công bố hàng tháng cùng với chỉ số giá tiêu dùng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tin tức kinh tế ngày 26/12: Hơn 12 tỷ USD kiều hối đổ về Việt Nam