Tìm hiểu những thông số có trên bộ xử lý Intel (tiếp)

Diệp Hân| 04/07/2016 16:38
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Ở phần trước chúng ta đã tìm hiểu một số thông tin liên quan đến vài chi tiết có trên bộ xử lý của Intel, và dưới đây là một số chi tiết khác trên đó.

(Tiếp theo và hết)

Tính năng Turbo Boost

Mặt khác, dòng Core i3 của Intel không hỗ trợ Turbo Boost, vốn là tính năng giúp tăng tốc độ công việc cho hệ thống trang bị bộ xử lý Core i5 lẫn i7.

Turbo Boost là công nghệ độc quyền của Intel, có thể giúp tăng tốc xung nhịp bộ xử lý nếu ứng dụng đòi hỏi điều đó. Ví dụ, nếu bạn đang chơi một trò chơi và hệ thống đang đòi hỏi thêm năng lực làm việc, Turbo Boost sẽ rất hữu ích.

Turbo Boost là tính năng hữu ích cho những người dùng chạy những phần chiếm tài nguyên chuyên sâu như biên tập video hoặc chơi game. Trong khi đó, tác động với việc duyệt web hay sử dụng Microsoft Office không phải là quá lớn.

Kích cỡ bộ nhớ đệm

Ngoài Hyper-Threading và Turbo Boost, một trong những khác biệt lớn khác trong gia đình bộ xử lý Core của Intel chính là kích cỡ bộ nhớ đệm (cache). Bộ nhớ đệm là bộ nhớ riêng của bộ xử lý, hoạt động như RAM và là một trong số những thông số kỹ thuật làm chậm máy tính ít được biết đến.

Tìm hiểu những thông số có trên bộ xử lý Intel (tiếp)

Càng nhiều bộ nhớ đệm trên bộ xử lý Intel sẽ giúp hệ thống có thể tăng tốc làm việc tốt hơn

Cũng giống như với RAM, kích cỡ bộ nhớ đệm lớn hơn là tốt hơn. Vì vậy, nếu bộ xử lý thực hiện nhiệm vụ nặng hơn, nó sẽ giữ nhiệm vụ đó trong bộ nhớ đệm của nó. Nếu một bộ xử lý có thể lưu trữ nhiều nhiệm vụ trong bộ nhớ riêng, điều này sẽ giúp công việc được xử lý nhanh hơn.

Dòng bộ xử lý Core i3 thường có bộ nhớ đệm 3 MB, trong khi dòng Core i5 có từ 3 MB đến 6 MB, và Core i7 từ 4 MB đến 8 MB.

Đồ họa tích hợp: HD, Iris và Iris Pro

Kể từ khi bộ xử lý đồ họa được tích hợp trên bộ xử lý, nó trở thành một điểm quan trọng trong việc mua CPU. Cũng như tất cả những thứ khác, Intel đã làm cho hệ thống đồ họa khá rối ren.

Hiện nay có ba cấp độ bộ xử lý đồ họa, gồm có Intel HD, Intel Iris và Intel Iris Pro. Bạn sẽ thấy những cái tên như Intel HD 520 hoặc Intel Iris Pro 580… Đó là nơi mà sự nhầm lẫn bắt đầu.

Tìm hiểu những thông số có trên bộ xử lý Intel (tiếp)

Các bộ xử lý Intel hiện đại đều được tích hợp bộ xử lý đồ họa với hiệu năng khá tốt

Sau đây là một ví dụ ngắn gọn về mức độ phức tạp này. Intel HD 520 là chip đồ họa cơ bản. Intel Iris 550 tốt hơn so với Intel HD 520, nhưng cũng là bộ xử lý đồ họa cơ bản. Thế nhưng, Intel HD 530 lại là bộ xử lý đồ họa hiệu suất cao và tốt hơn so với Intel Iris 550. Tuy nhiên, Intel Iris Pro 580 cũng là bộ xử lý đồ họa hiệu suất cao và tốt hơn so với Intel HD 530.

Lời khuyên tốt nhất để bạn hiểu thêm về vấn đề. Hãy dựa vào hệ thống đặt tên của Intel thay vì tên bộ xử lý đồ họa. Nếu model bộ xử lý kết thúc bằng H, bạn biết đó là bộ xử lý có đồ họa hiệu suất cao.

So sánh Core i3, i5 và i7

Bộ xử lý

Lõi vật lý

Kích cỡ bộ nhớ đệm

Hyper-Threading

Turbo Boost

Đồ họa tích hợp

Giá

Core i3

2

3 MB

Không

Thấp

Thấp

Core i5

2-4

3-6 MB

Không

Tầm trung

Tầm trung

Core i7

2-4

4-8 MB

Mạnh mẽ

Cao

Đâu là lựa chọn cho bạn?

Nói chung, dưới đây là những đối tượng phù hợp với từng bộ xử lý Core của Intel:

- Core i3: Người dùng cơ bản, lựa chọn kinh tế. Rất tốt cho duyệt web, sử dụng ứng dụng Office của Microsoft, thực hiện cuộc gọi video và truy cập mạng xã hội. Không phải là lựa chọn tốt cho game thủ hoặc chuyên gia.

- Core i5: Người dùng tầm trung, những người muốn cân bằng giữa hiệu suất và giá bán. Sản phẩm tốt cho nhu cầu chơi game, đặc biệt nếu bạn mua phiên bản HQ hoặc Q với bộ xử lý đồ họa chuyên dụng.

- Core i7: Người dùng chuyên gia, là lựa chọn tốt nhất mà Intel có thể cung cấp đến thị trường.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tìm hiểu những thông số có trên bộ xử lý Intel (tiếp)