Nội dung bài viết sẽ tập trung vào các bộ xử lý nói trên của Intel, có nghĩa sẽ không bao gồm những cái tên như Pentium hoặc Core M mới.
Bộ xử lý là bộ não của máy tính, nhưng để hiểu về bộ xử lý đòi hỏi rất nhiều từ trí tuệ của bạn. Intel đã không giúp cho người dùng dễ dàng nhận biết đầy đủ về bộ xử lý của mình khi đặt ra những cái tên kỳ lạ cho chúng. Sự khác biệt giữa Intel Core i3, i5 và i7 cụ thể là sao? Đâu là lựa chọn bạn nên mua?...
Có khá nhiều dòng bộ xử lý khác nhau được Intel tung ra thị trường hướng đến các phân khúc khác nhau
Cách đặt tên
Một điều rất đơn giản, bộ xử lý Intel Core i7 tốt hơn so với Core i5, và lần lượt tốt hơn so với Core i3. Vấn đề là bạn cần biết những gì trong mỗi cấp bộ xử lý.
Đầu tiên, Core i7 không có nghĩa là bộ xử lý 7 lõi. Đây chỉ là tên để chỉ ra hiệu suất tương đối. Thông thường, bộ xử lý Core i3 chỉ trang bị lõi kép, trong khi Core i5 và Core i7 là bộ xử lý lõi kép và lõi tứ. Bộ xử lý lõi tứ thường tốt hơn so với lõi kép.
Intel phát hành gia đình các thế hệ bộ xử lý khác nhau, giống như gia đình Core i thế hệ thứ 6 được gọi là Skylake, hoặc Core i thế hệ thứ 5 được gọi là Haswell. Mỗi gia đình sản phẩm có dòng Core i3, i5 và i7 riêng.
Bạn có thể nhận ra các thế hệ bộ xử lý dựa vào chữ số đầu tiên trong tên model 4 chữ số của chúng. Ví dụ, Intel Core i3-5200 thuộc thế hệ thứ 5. Hãy nhớ rằng, thế hệ bộ xử lý mới của Intel sẽ không hỗ trợ Windows 7 tuy nhiên do Windows 10 được nâng cấp miễn phí cho Windows 7 (đến hết 29/7 năm nay) nên vấn đề cũng không quá phức tạp.
Một điều khác mà bạn cần nhớ thêm rằng, ba chữ số khác trong model sản phẩm đánh giá về cấp độ xử lý của bộ xử lý đó. Ví dụ, Intel Core i3-5350 có tốc độ cao hơn so với Core i3-5200, vì 350 cao hơn so với 200.
Thế hệ bộ xử lý U, Q, H và K
Intel đã thay đổi rất nhiều trong cách đặt tên sản phẩm bộ xử lý của mình, với số lượng tên model của bộ xử lý thường theo sau hoặc kết hợp với các chữ cái U, Y, T, Q, H và K. Dưới đây là ý nghĩa của các bộ xử lý này.
Quy ước đặt tên của bộ xử lý Intel giúp người dùng dễ nhận biết thệ CPU
- U: Ultra Low Power. Chữ U ám chỉ bộ xử lý dành cho laptop, sử dụng điện năng ít hơn giúp tăng thời lượng sử dụng của pin.
- Y: Low Power. Thường được tìm thấy trên các laptop thế hệ cũ và bộ xử lý di động.
- T: Power Optimized. Bộ xử lý dành cho máy tính để bàn.
- Q: Quad-Core. Chữ Q ám chỉ bộ xử lý lõi tứ dành cho máy tính để bàn.
- H: High-Performance Graphics. Đây là bộ xử lý được tối ưu hóa về khả năng đồ họa.
- K: Unlocked. Đây là thế hệ bộ xử lý cho phép bạn có thể ép xung nhờ được mở khóa hệ số nhân.
Hiểu được các chữ cái và hệ thống đánh số ở trên sẽ giúp bạn biết những gì mà bộ xử lý cung cấp mà không cần đọc qua các thông số kỹ thuật thực tế. Tất nhiên, trước khi đưa ra quyết định mua sắm, tốt nhất bạn hãy kiểm tra thông tin chi tiết tại https://ark.intel.com/.
Tính năng Hyper-Threading
Bên cạnh lõi vật lý, Intel cũng trang bị cho các bộ xử lý của mình tính năng có tên Hyper-Threading, cho phép một lõi vật lý có thể hoạt động như hai lõi ảo, cho phép thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc mà không cần kích hoạt lõi vật lý thứ hai vốn đòi hỏi nhiều năng lượng hơn từ hệ thống.
Intel Core i7 là dòng xử lý hiệu suất cao nhất của gia đình bộ xử lý Intel Core i
Nếu cả hai lõi xử lý đang hoạt động và sử dụng Hyper-Threading, bốn lõi ảo sẽ giúp tính toán nhanh hơn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng lõi vật lý sẽ có tốc độ nhanh hơn so với lõi ảo. Một bộ xử lý lõi tứ sẽ thực hiện công việc tốt hơn nhiều với bộ xử lý lõi kép chạy Hyper-Threading.
Các bộ xử lý thuộc dòng Core i3 và i7 đều hỗ trợ Hyper-Threading, trong khi dòng Core i5 không hỗ trợ.
(Còn tiếp)