Theo thống kê ban đầu, vụ vỡ đập Ia Krêl 2 lần thứ 2 đã cuốn trôi 26 chòi rẫy cùng 60 ha cây trồng các loại của dân, ước tính thiệt hại khoảng 500 triệu đồng.
Đập này đã từng bị vỡ vào tháng 6 năm 2013 và đã gây thiệt hại rất lớn và làm đảo lộn cuộc sống của hàng trăm hộ dân nơi đây.
Thông tin ban đầu, khoảng 8 giờ 30 phút ngày 1/8/2014, thân đập của công trình , chòi rthủy điện Ia Krêl 2 bị vỡ. Đây là thân đập tạm, mới được công ty đắp lên nhằm mục đích chắn phần trước thân đập đã bị vỡ lần trước. Hơn một tháng nay, trên địa bàn huyện Đức Cơ xảy ra nhiều mưa, lượng nước trong lòng hồ chứa đã tích ở mức khá cao. Do lượng nước đầu nguồn đổ về quá lớn, mực nước hồ vượt tràn khiến đập bị vỡ. Rất may là sự cố không gây thiệt hại về người.
Vụ vỡ đạp Ia Krêl lần đầu
Theo thống kê ban đầu, vụ vỡ đập đã gây thiệt hại 26 chòi rẫy cùng 60 ha cây trồng các loại của dân, ước thiệt hại khoảng 500 triệu đồng. UBND huyện Đức Cơ đã chỉ đạo các ngành, cơ quan chuyên môn khẩn trương xuống hiện trường giúp dân khắc phục thiệt hại đồng thời nhanh chóng thống kê thiệt hại để yêu cầu chủ đầu tư đền bù cho dân.
Đây không phải là lần đầu tiên đập thủy điện Ia Krêl 2 bị vỡ. Sáng ngày 12-5-2013, công trình này dù mới tích nước 60% dung tích thiết kế nhưng vì chất lượng công trình có vấn đề nên đã bị vỡ thân đập chính đoạn gần cửa lấy nước, nằm ở phía bắc đập chính. Chiều dài đoạn đập bị vỡ khoảng hơn 40 mét (tổng chiều dài thân đập là 200m), kèm theo một số vết nứt và sụt lún lớn ở giữa đập… Công trình thủy điện Ia Krêl 2 do Công ty cổ phần Công nghiệp và Thủy điện Bảo Long Gia Lai (trụ sở TP. Pleiku) đầu tư xây dựng trên suối Ia Krêl (xã Ia Dom). Theo thiết kế, thủy điện có công suất 5,5 MW, thời gian hoạt động của dự án là 45 năm. Công trình được khởi công xây dựng từ cuối năm 2009.
Trong đợt vỡ đập của một năm về trước (thiệt hại khoảng 3 tỷ đồng), đã làm cho hàng trăm hộ dân điêu đứng và chưa hết bàng hoàng, nay lại vỡ tiếp chính đoạn đã vỡ lần trước. Qua sự việc này, không biết các cơ quan chức năng, đã đi kiểm tra hồ đập trước mùa mưa lũ như thế nào?. Làm như thế nào để người dân yên tâm sống, lao động, học tập khi mà mùa mưa đã bắt đầu.
Phóng viên sẽ tiếp tục theo dõi, thông tin đến bạn đọc.