Thí sinh đánh giá đề Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT 2022

Thảo Nguyên - Anh Tuấn| 07/07/2022 10:49
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Ngữ văn là môn đầu tiên của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022. Đây cũng là môn thi tự luận duy nhất của kỳ thi này.

Đề thi môn Ngữ văn gồm 2 phần với cấu trúc tương tự đề tham khảo mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố hồi cuối tháng 3.

Trong đó, phần I là Đọc – hiểu chiếm 3 điểm và phần II là Làm văn chiếm 7 điểm. Ngoài phần Nghị luận văn học hỏi về "Chiếc thuyền ngoài xa", phần Nghị luận xã hội yêu cầu thí sinh trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc tiếp bước thế hệ đi trước.

thisinh.jpeg
Thí sinh rời khỏi phòng khi tại điểm trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam

Sau khi hoàn thành bài thi Ngữ văn, thí sinh Nguyễn Ngọc Bảo Anh, điểm thi trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội) nhận định đề thi tương đối dễ dù em không chuyên văn. Bảo Anh cho biết đề thi vào tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”, em có thể đạt 6 điểm. 

Tương tự, Lê Đức Bảo (TPHT Phan Huy Chú) đánh giá đề năm nay vừa sức. Em làm xong trước 30 phút nhưng phải ngồi lại phòng chờ đến khi hết giờ. Nam sinh cho biết em sẽ về nghỉ ngơi, ăn uống để chuẩn bị tinh thần thật tốt cho buổi thi Toán chiều nay.

om.jpeg
Ôm chầm lấy mẹ ngay sau khi hoàn thành tốt bài thi đầu tiên

Em Vũ Mai Linh cũng không bất ngờ với đề Văn năm nay. Linh không ôn chính xác vào nội dung của đề nhưng khá tự tin vào bài làm của mình nhờ ôn luyện kỹ càng. Nội dung phần nghị luận xã hội được em đánh giá vừa sức. Nữ sinh viết gần hết 2 tờ giấy thi. Các môn xã hội cũng là thế mạnh của Mai Linh.

Còn theo Lê Trần Huy (THPT chuyên Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội) đề thi dễ hơn năm ngoái. Huy là dân chuyên Sinh nhưng thấy đề thi khá vừa sức. Phần nghị luận xã hội theo nam sinh này là khó nhất khi yêu cầu viết về suy nghĩ của mình về việc tiếp bước thế hệ đi trước.

Huy làm hết đề thi, gần hết thời gian, còn khoảng 5 phút để kiểm tra lại bài và dự kiến có thể được khoảng 7-8 điểm.

nguvan.jpeg
Đề Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT 2022

Dưới đây là gợi ý đáp án từ ban chuyên môn Tuyensinh247:

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1.Thể thơ: Tự do.

Câu 2.Những tính từ miêu tả vẻ đẹp của tuổi trẻ trong đoạn thơ là: trong, tinh khiết, khỏe, mơn mởn.

Câu 3.Biện pháp so sánh: Tuổi trẻ như sao trời mát mắt; và cháy bùng như lửa thiêng liêng.Ý nghĩa:Biện pháp so sánh giúp có hình ảnh được diễn đạt thêm sinh động, hấp dẫn, dễ hình dung.Sử dụng biện pháp so sánh “Tuổi trẻ” với sao trời, như ngọn lửa bùng cháy nhằm nhấn mạnh vẻ đẹp, sức mạnh quật cường, kiên cường của tuổi trẻ khi đất nước bình yên cũng như khi đất nước bị xâm lược.Qua hình ảnh so sánh tác giả ngợi ca, tôn vinh vẻ đẹp của sức mạnh tuổi trẻ.Câu 4.

II. LÀM VĂN

Câu 1.1. Mở đoạn

- Giới thiệu vấn đề: Trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc tiếp bước các thế hệ đi trước.

2. Thân đoạn

a. Giải thích

- Trách nhiệm: là việc mà mỗi người phải làm và có ý thức với những việc làm đó.

=> Thế hệ trẻ phải có trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc tiếp bước các thế hệ đi trước.

b. Phân tích

* Tại sao thế hệ trẻ ngày nay cần có trách nhiệm tiếp bước các thế hệ đi trước?

- Ông cha ta từ ngàn đời xưa đã có công gây dựng và giữ gìn đất nước, chúng ta đang sống và được thừa hưởng nền độc lập dựa trên máu xương của biết bao thế hệ ấy, vì thế chúng ta cần có trách nhiệm phát huy và gây dựng đất nước ngày càng văn minh giàu mạnh hơn.

- Thế hệ trẻ chúng ta đang được quan tâm, tiếp nhận nhiều nền đào tạo, xu hướng, những kiến thức mới, cần mang những tri thức mình đã học được ra để giúp đỡ xây dựng nước nhà.

- Đối với thế hệ trẻ, tiếp bước các thế hệ đi trước không chỉ đang góp phần xây dựng nước nhà mà đó còn là cơ hội phát triển bản thân, tích lũy kinh nghiệm, tạo ra cơ hội cho bản thân.

- Trách nhiệm xây dựng, phát triển đất nước là nhiệm vụ chung của tất cả mọi người.

* Thế hệ trẻ cần làm gì để tiếp bước các thế hệ đi trước

- Đối với học sinh, sinh viên, chúng ta cần ra sức học tập, trau dồi bản thân và tích lũy cho mình nhiều kiến thức

- Không ngại khó khăn, thử thách, dám dấn thân vào làm, vào học để có nhiều trải nghiệm, tích lũy kinh nghiệm cho bản thân

- Có ý thức, biết ơn sâu sắc tới những thế hệ đi trước, những người đã có công gây dựng và là tấm gương để noi theo

c. Phản đề

- Nhiều bạn trẻ vẫn sống ỷ lại, dựa dẫm, không có ý thức muốn học hỏi, cống hiến cho xã hộI

- Lối sống ích kỉ, chỉ biết đến bản thân và không muốn vươn lên, an phận thủ thường đã kìm hãm sự phát triển của thế hệ ngày nay

3. Kết đoạn

- Khẳng định vấn đề: Trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc tiếp bước các thế hệ đi trước là một điều quan trọng.

- Liên hệ bản thân: Là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, em ý thức được bản thân cần có trách nhiệm với những gì cha ông ta đã gây dựng trước đó, phải cố gắng nỗ lực rèn luyện hơn nữa để xứng đáng kế thừa và phát huy các thành quả của các thế hệ đi trước.

Câu 2. Cách giải.

I. Mở bài:

* Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

- Tác giả: Nguyễn Minh Châu là cây bút văn xuôi tài năng của văn học Việt Nam hiện đại. Trước những năm tám mươi, ông sáng tác theo khuynh hướng sử thi thiên về trữ tình, lãng mạn. Sau đó, ông chuyển sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức, triết lí nhân sinh. Là người mở đường tinh anh, cây bút tiên phong trong văn học thời kì đổi mới.

- Tác phẩm: “Chiếc thuyền ngoài xa” là một trong những truyện in đậm phong cách tự sự triết lí của Nguyễn Minh Châu, thể hiện những chiêm nghiệm sâu sắc của ông về nghệ thuật và cuộc đời.

* Khái quát vấn đề nghị luận: Phát hiện thứ nhất của nhân vật Phùng, liên hệ hình ảnh chiếc thuyền trong đoạn trích với hình ảnh chiếc thuyền đang chống chọi với sóng gió giữa phá được miêu tả trong truyện để rút ra thông điệp về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống.

II. Thân bài:

1. Phân tích đoạn trích – Phát hiện thứ nhất của nhân vật Phùng.

a. Giới thiệu vị trí đoạn trích.

Đoạn trích nằm ở phần đầu tiên của tác phẩm khi nhân vật Phùng sau bao ngày tìm kiếm cũng phát hiện được một “cảnh đắt trời cho”.

Đọc tiếp
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Thí sinh đánh giá đề Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT 2022