Ban chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389 Quốc gia) vừa có văn bản yêu cầu tăng cường rà soát, kiểm tra chặt chẽ hoạt động sản xuất kinh doanh mặt hàng gas.
Theo BCĐ 389 Quốc gia, thời gian qua sản xuất kinh doanh mặt hàng gas trong cả nước có nhiều diễn biến phức tạp, cạnh tranh không lành mạnh, vi phạm pháp luật với các hành vi như: Chiết nạp gas lậu, gas giả, gas kém chất lượng, chiếm giữ trái phép vỏ bình gas (LPG) của nhau, cắt tai, mắt vỏ, sơn sửa lại nhãn mác, thương hiệu, chiếm đoạt, hủy bỏ vỏ bình, gây thiệt hại kinh tê, cạnh tranh không lành mạnh, có nguy cơ mất an toàn cháy nổ.
Ảnh minh họa
Tình trạng này đã được Hiệp hội gas Việt Nam phản ánh đến BCĐ 389 Quốc gia, các Bộ ngành liên quan và trên các phương tiện thông tin đại chúng về tình trạng vi phạm pháp luật của một số cơ sở sản xuất kinh doanh mặt hàng gas, cũng như khó khăn, vướng mắc chậm xử lý của các cơ quan chức năng ở địa phương.
Để bảo vệ thương hiệu cho doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng và bảo vệ quyền lợi và an toàn cho người tiêu dùng, BCĐ 389 Quốc gia đề nghị Trưởng BCĐ 389 các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo lực lượng chức năng tập trung điều tra cơ bản, rà soát, kiểm soát chặt chẽ hoạt động sản xuất kinh doanh mặt hàng gas để có biện pháp quản lý theo đúng quy định pháp luật.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hanh vi vi phạm như chiết nạp gas lậu, gas giả, kém chất lượng, chiếm giữ, sơn sửa lại nhãn mác, thương hiệu, vỏ bình gas. Đẩy mạnh tuyên truyền về tác hại của gas giả, kém chất lượng, phát động toàn dân không bao che, tiếp tay và tham gia tố giác hành vi vi phạm.
Thống kê của Hiệp hội Gas Việt Nam cho thấy, sang chiết lậu hiện chiếm tới từ 18-25% tổng lượng gas tiêu thụ trên thị trường. Nếu năm 2015 tiêu thụ khoảng 1,3 triệu tấn thì một phần tư là gas lậu từ các trạm sang chiết, nạp gas lậu. Nhà nước thất thu, doanh nghiệp thiệt hại, nhưng nguy hiểm hơn là người dân phải trả tiền để dùng sản phẩm không đạt tiêu chuẩn.nếu hạ thấp hơn nữa các điều kiện về kinh doanh khí thì doanh nghiệp đầu tư bài bản sẽ cạnh tranh không lại với các cơ sở sang chiết lậu, chiếm dụng vỏ bình khi đối tượng này không phải tốn chi phí gì.
Thống kê của Hiệp hội Gas Việt Nam cho thấy, sang chiết lậu hiện chiếm tới từ 18-25% tổng lượng gas tiêu thụ trên thị trường. Nếu năm 2015 tiêu thụ khoảng 1,3 triệu tấn thì một phần tư là gas lậu từ các trạm sang chiết, nạp gas lậu. Nhà nước thất thu, doanh nghiệp thiệt hại, nhưng nguy hiểm hơn là người dân phải trả tiền để dùng sản phẩm không đạt tiêu chuẩn.nếu hạ thấp hơn nữa các điều kiện về kinh doanh khí thì doanh nghiệp đầu tư bài bản sẽ cạnh tranh không lại với các cơ sở sang chiết lậu, chiếm dụng vỏ bình khi đối tượng này không phải tốn chi phí gì.
Trước đó, để tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất,kinh doanh LPG, ngăn chặn, hạn chế tối đa những vi phạm có thể xảy ra trong kinh doanh LPG, góp phần ổn định thị trường, Bộ Công Thương đã có văn bản yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, tăng cường thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh LPG, giám sát chặt chẽ hoạt động của cơ sở sản xuất, kinh doanh LPG trên địa bàn. Chú trọng thanh tra, kiểm tra đột xuất để phát hiện sớm và kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong kinh doanh LPG.
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh LPG không duy trì đúng các điều kiện kinh doanh, điều kiện an toàn, phòng chống cháy nổ thì xem xét đình chỉ hoạt động, thu hồi hoặc tước Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo quy định.