Sự thay đổi của giao thông Sài Gòn từ sau năm 1975 đến nay

PV - Nguồn ảnh sưu tầm| 20/04/2016 11:04
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Sài Gòn kể từ sau năm 1975 đã thay da đổi thịt, hàng loạt công trình hiện đại, lớp lớp tòa nhà cao tầng mọc lên giữa lòng thành phố.

Sự tàn phá của chiến tranh đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hạ tầng giao thông của thành phố. Suốt 20 năm sau ngày đất nước thống nhất, do kinh tế khó khăn, ngân sách eo hẹp, thành phố chỉ tập trung cho công tác duy tu, bảo dưỡng để đảm bảo an toàn. Trong giai đoạn này rất ít công trình lớn được xây dựng.

Từ năm 1996, hệ thống hạ tầng giao thông TP.HCM ngày càng được mở rộng, xây mới hiện đại, đáp ứng nhu cầu giao thông không chỉ của thành phố mà còn cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong quá trình phát triển và hội nhập.

Trước năm 1975, phương tiện vận tải công cộng tại TP.HCM là những chiếc xe lam nhỏ, hoạt động không có trạm dừng. Ai muốn đi cứ ra sát vệ đường vẫy xe, muốn dừng lại chỗ nào cũng có thể xuống. Sau ngày đất nước thống nhất, hệ thống vận tải thành phố không đủ đáp ứng nhu cầu.

Từ năm 2002, hệ thống vận tải công cộng bắt đầu hồi sinh khi 8 tuyến xe buýt mẫu với 50 chiếc đầu tiên đi vào hoạt động (ảnh dưới). Hiện, thành phố đã có hơn 3.000 xe buýt với gần 200 tuyến, phục vụ hàng trăm triệu lượt khách mỗi năm.

Giao thông đường thủy của TP.HCM trước năm 1975 là những chiếc phà cũ kỹ... Ngày nay đã được thay thế bằng những chiếc phà hiện đại, khả năng chuyên chở lớn, an toàn hơn. Bên cạnh đó, nhiều bến phà chỉ còn là quá khứ khi được thay thế bằng những cây cầu, hầm chui...

Một trong những thành tựu cơ bản là các công trình xây dựng hạ tầng đô thị, nhất là các công trình giao thông quy mô lớn như: Đại lộ Nguyễn Văn Linh, Xa lộ Hà Nội, đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, cao tốc TP.HCM – Trung Lương, cải tạo kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, kênh Tân Hóa – Lò Gốm…

TP.HCM ngày nay đã hội nhập ngày càng sâu rộng hơn với thế giới. Mỗi năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế thành phố luôn gấp từ 1,6 đến 1,7 lần so với cả nước, đóng góp hơn 30% ngân sách quốc gia. Số hộ nghèo và cận nghèo ở TP.HCM luôn ở mức rất thấp, tổng sản phẩm quốc nội luôn chiếm ở mức khoảng 21%.

Những hình ảnh giao thông Sài Gòn "ngày ấy - bây giờ":

Sự thay đổi của giao thông Sài Gòn từ sau năm 1975 đến nay Sự thay đổi của giao thông Sài Gòn từ sau năm 1975 đến nay

Phương tiện vận tải hành khách ngày xưa giờ thay đổi với phong cách phục vụ ân cần chu đáo

 Sự thay đổi của giao thông Sài Gòn từ sau năm 1975 đến nay

Sự thay đổi của giao thông Sài Gòn từ sau năm 1975 đến nay

Những ngôi nhà "ổ chuột" được thay thế bằng những toà nhà cao ốc

Sự thay đổi của giao thông Sài Gòn từ sau năm 1975 đến nay Sự thay đổi của giao thông Sài Gòn từ sau năm 1975 đến nay

Dòng kênh nhếch nhác ngày nào giờ trở thành chợ hoa vào mỗi dịp Xuân về

 

Sự thay đổi của giao thông Sài Gòn từ sau năm 1975 đến nay     Sự thay đổi của giao thông Sài Gòn từ sau năm 1975 đến nay

Cùng với việc di dời các khu "ổ chuột", nhiều tuyến đường hiện đại được xây dựng chạy dọc theo các bờ kênh rút ngắn khoảng cách giữa các quận huyện

Sự thay đổi của giao thông Sài Gòn từ sau năm 1975 đến nay

Sự thay đổi của giao thông Sài Gòn từ sau năm 1975 đến nay

Ngày xưa làm đường vất vả với công cụ thô sơ, ngày nay với công nghệ hiện đại và đội ngũ kỹ sư giỏi đã tạo ra đường hầm vượt sông Sài Gòn hiện đại

Sự thay đổi của giao thông Sài Gòn từ sau năm 1975 đến naySự thay đổi của giao thông Sài Gòn từ sau năm 1975 đến nay

Giao thông đường thủy của TP.HCM trước năm 1975 là những chiếc thuyền, phà cũ kỹ... Ngày nay đã được thay thế bằng những chiếc tàu hiện đại

 Sự thay đổi của giao thông Sài Gòn từ sau năm 1975 đến nay Sự thay đổi của giao thông Sài Gòn từ sau năm 1975 đến nay

Hệ thống hạ tầng giao thông TP.HCM ngày càng được mở rộng, xây mới hiện đại, đáp ứng nhu cầu giao thông không chỉ của thành phố mà còn cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong quá trình phát triển và hội nhập. 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Sự thay đổi của giao thông Sài Gòn từ sau năm 1975 đến nay