Sốc nhiệt và những điều cần biết

Duy Uyên| 12/06/2019 10:10
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Sốc nhiệt là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng tăng nhiệt độ cơ thể trên 40 độ C và kèm theo rối loạn chức năng thần kinh (rối loạn ý thức, hôn mê, co giật).

Do ảnh hưởng của nắng nóng gay gắt kéo dài sẽ có tác động và gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao.

Trong hôm nay (12/6), chỉ số cảnh báo tia tử ngoại (UV) có giá trị từ 7-10 tại Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh ứng với mức ảnh hưởng nguy cơ gây hại rất cao với cơ thể con người khi tiếp xúc trực tiếp ánh nắng trong đợt nắng nóng gay gắt này.

Sốc nhiệt do nắng nóng là hiện tượng thường gặp nếu như cơ thể lao động, tập luyện dưới thời tiết có nhiệt độ trên 39 độ C mà không cung cấp đủ nước để bù lại mồ hôi đã toát ra.

Sốc nhiệt có thể hay gặp ở người già, cơ thể suy nhược, trẻ em, người có bệnh tim mạch, bệnh thần kinh hay các rối loạn nội tiết. Ở người trẻ khỏe mạnh với hệ điều hòa nhiệt độ bình thường có thể gặp sốc nhiệt do phơi nhiễm với nhiệt độ môi trường tăng cao và do sự sinh nhiệt lúc thể dục, gắng sức.

Khi bị sốc nhiệt, nhiệt độ cơ thể có thể lên đến 40 độ C. Da nóng và khô (toát mồ hôi hiện diện trong một nửa các trường hợp của say nóng lúc hoạt động).

Sốc nhiệt và những điều cần biết

Hình minh họa

Các dấu hiệu nhận biết sớm người bị sốc nhiệt: mệt, đau đầu, khó thở, đỏ mặt, nôn mửa. Ngoài ra còn có thể bị các biểu hiện như: rối loạn tim mạch, rối loạn hô hấp, rối loạn thần kinh trung ương... Khi bị sốc nhiệt, cần xử trí đúng và ngay lập tức sẽ giúp nạn nhân thoát khỏi nguy hiểm. 

Sốc nhiệt hoàn toàn có thể phòng tránh được, hiểu biết về những rối loạn do sốc nhiệt giúp chúng ta giảm được tỷ lệ bệnh tật và tỷ lệ tử vong.

Cách sơ cứu khi bị sốc nhiệt:

Đưa bệnh nhân ra khỏi môi trường nóng, cởi bỏ quần áo, chuyển tới nơi bóng râm; Làm mát ngay tức thì và hỗ trợ suy chức năng cơ quan bằng cách phủ khăn mát hay vẩy nước mát lên người nạn nhân; Bật quạt cho thoáng khí.

Cho nạn nhân uống nước mát hoặc các loại đồ uống không có cồn và cafein khác nếu có thể uống được; Tiến hành hồi sinh tim phổi (CPR) nếu người bệnh mất ý thức và không thấy có dấu hiệu tuần hoàn như tự thở, ho và cử động...

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Sốc nhiệt và những điều cần biết