Chạy dọc trên Quốc lộ 1A cũ đoạn qua các huyện Phú Xuyên, Thường Tín (Hà Nội), những ngày đầu năm, hình ảnh dễ dàng bắt gặp nhất là những biển “Địa lan đại hạ giá, Địa lan giá rẻ bất ngờ, Địa lan vừa bán vừa cho...”
Mỗi độ Tết đến, xuân về miền Bắc có hoa đào, phương Nam có hoa mai, thì địa lan sẽ là hoa đặc trưng của Đà Lạt. Hơn nữa, địa lan cũng là loài hoa được xếp vào hàng “sang chảnh”, và vì có giá đắt đỏ nên địa lan được coi là thú chơi yêu thích của nhiều “đại gia”.
Lan đại hạ giá khắp dọc đường Quốc lộ 1A cũ
Hai tuần trước Tết, thương lái ồ ạt vận chuyển địa lan Đà Lạt về các tỉnh phía Bắc, bán tại các chợ hoa. Nhưng sau mùa hoa Tết năm nay, nhiều nông dân, thương lái đành phải ôm nợ trở về quê do hoa rớt giá và không tiêu thụ được. Nếu như hoa địa lan phục vụ thị trường Tết có giá từ 2 – 4 triệu đồng một chậu thì sau Tết, các thương lái “khóc mếu” bán như cho với giá từ 100 – 200 nghìn đồng/ chậu địa lan Đà Lạt.
.
Nếu như trong Tết Nguyên đán, 1 cành địa lan Cam lửa thế này sẽ được bán với giá từ 150 - 200/ cành thì nay cả chậu 100 - 200 mà còn vắng người mua (ảnh internet)
Bà Hải một thương lái ở Hòa Bình đang bán lan “đại hạ giá” tại Quốc lộ 1A cũ cho biết: “So với các loại hoa khác, trồng địa lan rất tốn kém nên giá mua tại vườn cũng đã đắt đỏ. Trước Tết Nguyên đán, vợ chồng tôi đầu tư 600 triệu đồng để vận chuyển địa lan từ trong Đà Lạt ra để bán, vì là dòng hoa cao cấp, giá cao nên kén khách không bán hết được trong Tết. Hiện tại, tôi còn “ôm” gần 200 chậu địa Lan. Tính ra thì gia đình tôi lỗ vốn mất gần 50 triệu, chả còn thiết tha đón Tết, ở lại bán suốt từ trong năm cho đến hôm nay, bán rẻ để nhanh hết với hy vọng vớt vát lại chút vốn
Xả hàng từ 30 tết
Cũng theo bà Hải, bình thường một cành hoa lan Đà Lạt giá cũng đã 200 nghìn đồng, vậy mà hết Tết 100nghìn/ một chậu hoa lan vàng ươm khách mua còn trả lên, trả xuống.