Bờ Bắc kênh đôi (quận 8, TP.HCM) là nơi sinh sống của hàng ngàn hộ dân, chủ yếu là người có thu nhập thấp, họ sinh sống trong những ngôi nhà tạm bợ được dựng bằng gỗ, tôn, làm các công việc như bán vé số, hàng rong, buôn bán ve chai... để sống qua ngày. Cũng như những khu nhà ven kênh rạch trên địa bàn thành phố, người dân sống ở kênh Đôi đang chịu cảnh ô nhiễm nặng nề, đi từ xa dù bịt khẩu trang kín mít vẫn ngửi thấy mùi hôi thối do rác thải, xác chết động vật bốc lên. Những ngôi nhà ở đây được ví như 'khu ổ chuột' giữa lòng thành phố. Đủ loại rác thải chất thành đống, bao phủ xung quanh. Tuy nhiên, người dân vẫn sinh hoạt, ăn uống bình thường, có lẽ họ đã quá quen với khung cảnh này. Mới đây, UBND TP.HCM đã có quyết định phê duyệt Dự án nạo vét, xây dựng hạ tầng, cải tạo môi trường bờ Bắc kênh Đôi trên địa bàn quận 8. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 7.300 tỷ đồng, gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hơn 5.500 tỷ đồng; chi phí xây dựng hơn 837 tỷ đồng. Dự án sẽ xây dựng khoảng 4,3km kè phía bờ Bắc kênh Đôi, kết hợp nạo vét một phần lòng sông kênh Đôi phía bờ Bắc. Đồng thời, mở rộng đường giao thông dọc bờ Bắc kênh Đôi theo quy hoạch (đường Hoài Thanh, đường Nguyễn Duy) theo quy hoạch (20m); xây dựng mới tuyến đường Nguyễn Duy nối dài theo quy hoạch (16m) và xây dựng mới cầu Hiệp Ân 2. Cạnh đó, xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên tuyến như hệ thống thoát nước mưa, nước thải, hào kỹ thuật, cây xanh, chiếu sáng dọc theo đường Hoài Thanh, đường Nguyễn Duy; xây dựng một bến thủy nội địa (loại bến hành khách) vị trí xây dựng dọc kè bờ Bắc kênh Đôi tại phường 8, quận 8. Một hộ gia đình từ miền Tây lên kênh Đôi đậu ghe để buôn bán trái cây. Cuộc sống của họ đã gắn liền với kênh Đôi từ nhiều năm qua. Bên trong những ngôi nhà tạm bợ ở kênh Đôi. Người dân sinh sống ở đây cho biết, do nhà nằm trong diện di dời, giải tỏa nên nhiều năm qua họ không sửa sang, xây mới, nên nhà xuống cấp theo thời gian, nhiều căn nhà có nguy cơ sụp đổ bất cứ khi nào. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP.HCM (chủ đầu tư dự án) cho biết, UBND quận 8 đã thông báo thu hồi đất và đang đo đạc, kiểm đếm, thu thập thông tin pháp lý từ các hộ dân bị ảnh hưởng của dự án. Theo thống kê, trong tổng số 1.571 hộ bị ảnh hưởng, có 1.005 hộ bị giải tỏa toàn bộ và 566 hộ bị giải tỏa một phần. Gia đình bà Ngọc Nhung (áo ca rô) đã sinh sống ở kênh Đôi trên 20 năm. Chồng bà đi bán chuối dạo, một con gái đang học lớp 8, còn hai người con lớn đang đi làm thuê để mưu sinh. "Tôi bị bệnh tim nên chỉ ở nhà rồi phụ dọn dẹp, nấu nướng. Sống ở đây lâu cũng thành quen, nhưng khi Nhà nước di dời để làm dự án thì chúng tôi sẵn sàng bàn giao, hy vọng được bố trí tái định cư phù hợp để con cái có chỗ học hành", bà Nhung nói. Rác thải vây kín kênh Đôi, ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của các hộ dân. Dự án nạo vét, xây dựng hạ tầng, cải tạo môi trường bờ Bắc kênh Đôi có mục tiêu di dời toàn bộ nhà lụp xụp nằm trên và ven các tuyến kênh rạch, cải thiện nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân; chuyển đổi từ chỗ ở tạm bợ có nguy cơ sạt lở, môi trường sống không đảm bảo sang chỗ ở ổn định chất lượng cuộc sống tốt hơn, góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Qua đó, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, cải tạo hệ thống thoát nước, xây dựng cảnh quan đô thị văn minh hiện đại, hình thành và phát triển hạ tầng du lịch, phát triển giao thông đường thủy, góp phần chỉnh trang đô thị, tăng diện tích mảng xanh và cây xanh, hoàn chỉnh hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông. Liên quan đến dự án trên, UBND quận 8 đã kiến nghị Sở Xây dựng đề xuất UBND TP.HCM xem xét, chấp thuận phương án cho chủ đầu tư ứng vốn mua 315 căn hộ tại dự án nhà ở xã hội Hưng Phát (phường 6, quận 8) và 242 căn hộ tại chung cư Resco (số 481 đường Bến Ba Đình, quận 8) để tái định cư cho người dân. Theo lộ trình, dự án sẽ khởi công vào năm 2025 và hoàn thành năm 2028. Như vậy, hàng ngàn ngôi nhà lụp xụp ở kênh Đôi chuẩn bị sang trang mới, mở đầu cho một cuộc sống tốt đẹp hơn, nơi đây sẽ không còn cảnh ô nhiễm, tạm bợ qua ngày.
Sáng nay (18/11), phát biểu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai các giải pháp giảm nguồn cầu về ma túy, đồng chí Lê Minh Trí, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án TANDTC đề nghị các bộ, ngành, địa phương cần thống nhất về nhận thức và đồng bộ trong hành động, đặc biệt phải nâng cao hiệu quả vai trò quản lý, đấu tranh, cắt cung, giảm cầu, giảm tác hại; làm tới cùng, triệt để, không cắt khúc, phải bằng sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, xã hội vào cuộc mới đạt được hiệu quả, mang lại b