Những ngày đầu tháng 10, vùng biển Nha Trang xuất hiện loại Rùa quý hiếm, báo hiệu vùng biển Hòn Mun (thuộc vịnh Nha Trang, Khánh Hòa) đảm bảo môi trường sống đối với loại “sinh vật nhân thực” khó tính này.
Theo Ban Quản lý vịnh Nha Trang, trong lúc lặn kiểm tra hệ sinh thái khu bảo tồn biển, chuyên viên bảo tồn phát hiện một cá thể rùa biển tại vùng biển Hòn Mun ngày 4/10, lúc đó nhân viên này theo dõi và quay lại hình ảnh rùa biển để làm tư liệu.
Trước đó, năm 2009, ngành chức năng phát hiện một rùa mẹ lên bờ đẻ 3 ổ trứng tại Đầm Tre, đã bảo vệ ổ trứng đến khi rùa con trở về với biển. Bảy năm sau, tiếp tục phát hiện một ổ trứng rùa biển nơi đây vào giữa năm 2016.
Do đó, Ban quản lý vịnh Nha Trang đề xuất thực hiện khoanh vùng bảo vệ rùa biển và hệ sinh thái thảm cỏ biển tại khu vực Bãi Bàng lớn, đây là nơi sinh sản cuối cùng của rùa biển trong vịnh Nha Trang.
Sự xuất hiện rùa biển hiện nay, đánh giá môi trường biển ở vịnh đang tốt lên, nguồn thức ăn dồi dào cùng với sự yên tĩnh đã thu hút các loài rùa biển tìm về đẻ trứng.
Rùa biển xuất hiện đã góp phần nâng cao “Chương trình bảo tồn các loài rùa nguy cấp của Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030" được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2019.
Rùa biển là một trong những loài sinh vật lâu năm nhất trên trái đất. Chúng đã tồn tại gần 200 triệu năm, lâu hơn cả khủng long và đã thích nghi rất tốt với những biến đổi khí hậu. Rùa biển sinh sống ở hầu hết các đại dương, chỉ trừ Bắc Băng Đương.
Độ tuổi trưởng thành để kết bạn và đẻ trứng của rùa biển vào khoảng 30 tuổi. Điều đặc biệt khi đẻ trứng, rùa mẹ thường tìm về nơi nó sinh ra để đẻ trứng. Hầu hết các tổ đẻ trứng có chiều sâu từ 40 – 50cm, số lượng đẻ trứng từ 90-130 trứng. Khi đẻ xong, rùa mẹ lấy cát biển để giấu trứng khỏi kẻ săn mồi khác, sau đó rùa mẻ đào hố khác để ngụy trang và đánh lạc hướng kẻ thù.