Quốc hội thảo luận dự án đường Vành đai 4 Hà Nội và Vành đai 3 TP HCM

Mai Thoa| 10/06/2022 15:38
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Sáng nay 10/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về chủ trương đầu tư dự án đường Vành đai 4 Hà Nội và đường Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh.

202206101334253307_toan-canh-pho-chu-tich-quoc-hoi-nguyen-duc-hai.jpg

Việc đầu tư hai dự án nhận được sự đồng tình của đại đa số các ĐBQH. Dự án đáp ứng đòi hỏi nhu cầu phát triển của đất nước, góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, tăng khả năng kết nối giao thông giữa các tỉnh thành trong, mở rộng không gian phát triển, kéo giãn mật độ dân cư khu vực đô thị, giảm áp lực cho giao thông nội đô và các tuyến đường hiện tại.

Nên lựa chọn phương án chỉ định thầu

Thảo luận tại hội trường, các đại biểu đều đồng tình với chủ trương đầu tư dự án. Việc đầu tư 2 dự án này phù hợp với chủ trương của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội,

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa - TP Hồ Chí Minh đồng tình với dự thảo của nghị quyết và góp ý một nội dung cụ thể.

Theo đó, tại khoản 2c  Điều của dự thảo nghị quyết quy định về cơ chế chỉ định thầu. Đại biểu kiến nghị chỉnh lại theo hướng: cho phép Thủ tướng ủy quyền cho Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan xem xét, quyết định việc chỉ định thầu trong quá trình triển khai thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Lý giải cho đề xuất này, đại biểu cho rằng Thủ tướng bận trăm công ngàn việc, ủy quyền cho Chủ tịc UBND tỉnh thực hiện chỉ định thầu là phù hợp, tạo điều kiện cho địa phương thực hiện dự án.

Bên cạnh đó, nghị quyết áp dụng trong 2 năm từ 2022 đến 2023, nhưng đến nay đã 6 tháng rồi, việc chỉ định thầu đối với các gói thầu này cũng vô cùng phức tạp. Do đó. để không xảy ra những sai sót, những vấp váp hoặc chậm trễ do những sai sót của chúng ta trong việc chỉ định thầu, đại biểu đề nghị cho áp dụng trong vòng 3 năm, kể từ ngày ban hành nghị quyết.

Đồng quan điểm, đại Nguyễn Thanh Hải - Long An cũng đề nghị có cơ chế chỉ định thầu đối với một số gói thầu như tư vấn, di dời, hạ tầng kỹ thuật, đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư, trong đó việc chỉ định thầu phải có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ và tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật.

Tiếp đến là phân cấp, phân quyền cho các địa phương trong việc quản lý, khai thác, sử dụng quỹ đất dọc theo tuyến đường đi qua cho việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và cho thẩm quyền để chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp, nhằm giúp cho các địa phương chủ động trong việc triển khai dự án và thu hút đầu tư, đại biểu kiến nghị.

hai-anh.jpg
Đại biểu Nguyễn Hải Anh - Đồng Tháp phát biểu thảo luận.

Đại biểu Nguyễn Hải Anh - Đồng Tháp cho rằng, cần quy định rõ hơn vai trò, trách nhiệm đầu mối của TP Hà Nội, Và TP Hồ Chí Minh. Riêng đối với dự án Vành đai 4, Vùng Thủ đô Hà Nội là dự án có quy mô lớn, liên quan đến nhiều địa phương, nhiều dự án thành phần với các nguồn vốn và phương thức đầu tư khác nhau.

Do vậy, việc phân kỳ đầu tư xác định cơ cấu các đoạn tuyến đi trên cao, đi bằng của thành phần đường cao tốc là rất cần thiết để đảm bảo khả năng cân đối nguồn lực, đặc biệt là trong mọi trường hợp phải đảm bảo kết nối toàn tuyến nhằm phát huy tối đa hiệu quả đầu tư. Chính phủ và các địa phương cần có cam kết bố trí vốn để thực hiện dự án, tránh tình trạng dự án dở dang, không hoàn thành theo đúng tiến độ kế hoạch.

Các cơ quan hành chính có đủ năng lực kiểm soát triển khai dự án

Liên quan đến y kiến của đại biểu Lê Hoài Trung – Thừa Thiên Huế cho rằng, nên có cơ chế giám sát, kiểm tra thực hiện dự án giúp giảm bớt sai sót. Như ý kiến của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể hôm qua cho rằng phải có sự tham gia của các cơ quan bảo vệ pháp luật như là công an, thanh tra và cả kiểm toán vào quá trình xây dựng và triển khai dự án.

Đại biểu Lê Thanh Vân - Cà Mau không đồng tình cho rằng: Nhà nước ta được tổ chức trên nguyên tắc đó là có phân công kiểm soát quyền lực trên cơ sở phân định rạch ròi chức năng, nhiệm vụ của mỗi loại cơ quan. Việc tổ chức xây dựng các dự án là của cơ quan hành chính nhà nước. Trong cơ quan hành chính nhà nước thì có phân ra các cơ quan kiểm tra, kiểm soát nội bộ hành chính nhà nước, đó là thanh tra và điều tra.

202206101329116127_14.-le-thanh-van-ca-mau-tranh-luan-0610.jpg
Đại biểu Lê Thanh Vân- Cà Mau phát biểu thảo luận.

Nếu như mỗi lần làm một dự án lại đưa cả các cơ quan pháp luật vào thì trái với nguyên lý tổ chức vận hành của bộ máy Nhà nước và chúng ta sẽ không khắc phục được tình trạng vi phạm pháp luật. Bởi vì trên thực tế là khi đưa cả các cơ quan này vào nhưng vi phạm vẫn diễn ra, cho nên cần phải nhận thức đúng đắn vấn đề này.

Báo cáo giải trình thêm một số nội dung liên quan, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng hai dự án có vị trí, vai trò quan trọng đối với 2 vùng kinh tế trọng điểm của đất nước; và có một vai trò quan trọng như vậy, nhưng hiện nay cũng đang chững lại do các điểm nghẽn, đặc biệt về quy hoạch không gian của đô thị cũng như về hạ tầng giao thông.

Hai vấn đề lớn nhất hiện nay của Hà Nội và TP Chí Minh là vấn đề tắc nghẽn giao thông và vấn đề ngập úng, nếu chúng ta không giải quyết tập trung, giải quyết nhanh ngay thì vừa làm cản trở cho phát triển, còn phải trả giá rất nhiều về cả thời gian và công sức, tiền bạc cho những việc như vậy, Bộ trưởng nhận định.

Việc thực hiện dự án phải đảm bảo được ký kết nối vùng, liên kết vùng như rất nhiều đại biểu đã nêu, giảm ùn tắc, cũng như ô nhiễm; phải mở rộng được không gian phát triển cho 2 thành phố lớn và cho cả vùng; Nâng cao được sức cạnh tranh và phải biến nó thành một động lực cho phát triển giai đoạn tới.

Đặc biệt, việc xây dựng hai dự án này không phải chỉ để hình thành một tuyến hành lang giao thông mà phải biến nó thành một hành lang kinh tế, dựa vài đó để quy hoạch, phát triển theo quy hoạch và thu hồi lại các giá trị địa tô tăng lên mà nhà nước đã tạo ra, tang thu cho ngân sách nhà nước.

202206101329116439_bo-truong-nguyen-chi-dung-0610.jpg
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng giải trình thêm một số nội dung liên quan đến hai dự án.

Về quy mô dự án, Bộ trưởng cho hay, Vành đai 4 của Hà Nội quy hoạch là 6 làn xe và Vành đai 3 của TP Hồ Chí Minh là 8 làn xe. Như vậy căn cứ vào nhu cầu và khả năng cân đối vốn của giai đoạn 1 thì chúng ta chỉ đầu tư 1/2 của quy hoạch này. Dự án cũng chưa làm làn dừng khẩn cấp vì nếu làm phải tăng thêm khoảng 6.500 tỷ đồng, ảnh hưởng đến cân đối nguồn vốn.

Về hình thức đầu tư, Chủ trương là xã hội hóa, kêu gọi các nguồn lực của xã hội để tham gia cùng Nhà nước để đầu tư hạ tầng. Tuy nhiên hiện nay mới có Vành đai 4 Hà Nội đã thu hút được nhà đầu tư, còn Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh chưa thu hút được, Bộ trưởng cho biết.

Đọc tiếp
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Quốc hội thảo luận dự án đường Vành đai 4 Hà Nội và Vành đai 3 TP HCM